Chàng trai xứ Nẫu khởi nghiệp với... mo cau

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Với mong muốn tạo ra những sản phẩm thân thiện môi trường, hạn chế rác thải nhựa, chàng trai đến “xứ dừa” Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) - Nguyễn Sơn Tịnh đã “biến” những mo cau tưởng chừng như vứt đi thành những chiếc bát, đĩa, cốc... độc đáo.
Sinh ra trong gia đình có xưởng sản xuất xơ dừa, từ bé Nguyễn Sơn Tịnh (sinh năm 1991) đã may mắn được tiếp xúc và làm việc với các đối tác nước ngoài. Ảnh: S.T
Sinh ra trong gia đình có xưởng sản xuất xơ dừa, từ bé Nguyễn Sơn Tịnh (sinh năm 1991) đã may mắn được tiếp xúc và làm việc với các đối tác nước ngoài. Ảnh: S.T
Trong một lần gặp đối tác người Ấn Độ, tình cờ, Tịnh được xem sản phẩm từ mo cau của nước bạn. Từ đó, anh đã nảy sinh ý tưởng sản xuất các sản phẩm từ mo cau. Ảnh: S.T
Trong một lần gặp đối tác người Ấn Độ, tình cờ, Tịnh được xem sản phẩm từ mo cau của nước bạn. Từ đó, anh đã nảy sinh ý tưởng sản xuất các sản phẩm từ mo cau. Ảnh: S.T
Tịnh cũng nhận thấy trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung, có nguồn mo cau khá đa dạng, dồi dào. Thế nhưng, đối với nhiều người, mo cau là phế phẩm nông nghiệp nên người dân thường đốt bỏ chứ không sử dụng. Ảnh: S.T
Tịnh cũng nhận thấy trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung, có nguồn mo cau khá đa dạng, dồi dào. Thế nhưng, đối với nhiều người, mo cau là phế phẩm nông nghiệp nên người dân thường đốt bỏ chứ không sử dụng. Ảnh: S.T
Qua tìm hiểu, anh biết được ở Ấn Độ, người dân tận dụng bẹ cây cau để sản xuất thành các loại bát, đĩa, cốc... vô cùng độc đáo. Do vậy, chàng trai xứ Nẫu ấp ủ ý tưởng “biến” mo cau thành những vật dụng hữu ích trong sinh hoạt hàng ngày. Ảnh: S.T
Qua tìm hiểu, anh biết được ở Ấn Độ, người dân tận dụng bẹ cây cau để sản xuất thành các loại bát, đĩa, cốc... vô cùng độc đáo. Do vậy, chàng trai xứ Nẫu ấp ủ ý tưởng “biến” mo cau thành những vật dụng hữu ích trong sinh hoạt hàng ngày. Ảnh: S.T
“Tôi tiếp cận sản phẩm từ giữa năm 2019, đến khi sản xuất ổn định là tháng 2.2020. Vì máy móc phải nhập trực tiếp từ Ấn Độ, khi nhập máy về, các công đoạn vận hành máy móc cũng không được hướng dẫn nên tôi phải tự mày mò” – Tịnh cho hay. Ảnh: A.T
“Tôi tiếp cận sản phẩm từ giữa năm 2019, đến khi sản xuất ổn định là tháng 2.2020. Vì máy móc phải nhập trực tiếp từ Ấn Độ, khi nhập máy về, các công đoạn vận hành máy móc cũng không được hướng dẫn nên tôi phải tự mày mò” – Tịnh cho hay. Ảnh: A.T
Hiện, các sản phẩm của Tịnh rất đa dạng với 10 mẫu gồm: khay, dĩa, muỗng… với các kích thước khác nhau. Tịnh cũng đang vận hành làm tô từ mo cau. Trong tương lai, anh dự định sản xuất thêm nhiều sản phẩm nữa để đa dạng khách hàng. Ảnh: S.T
Hiện, các sản phẩm của Tịnh rất đa dạng với 10 mẫu gồm: khay, dĩa, muỗng… với các kích thước khác nhau. Tịnh cũng đang vận hành làm tô từ mo cau. Trong tương lai, anh dự định sản xuất thêm nhiều sản phẩm nữa để đa dạng khách hàng. Ảnh: S.T
Sản phẩm bán lẻ với giá khá rẻ: muỗng từ 1.300 - 1.500 đồng/cái (gói 20 cái); chén từ 2.500 - 3.000 đồng/cái (gói 10 cái); đĩa nhiều loại có cả hình vuông, tròn, hình chữ nhật giá từ 4.000 - 6.000 đồng/cái (gói 10 cái); khay cơm 7.500 đồng/cái (gói 10 cái)… Ảnh: A.T
Sản phẩm bán lẻ với giá khá rẻ: muỗng từ 1.300 - 1.500 đồng/cái (gói 20 cái); chén từ 2.500 - 3.000 đồng/cái (gói 10 cái); đĩa nhiều loại có cả hình vuông, tròn, hình chữ nhật giá từ 4.000 - 6.000 đồng/cái (gói 10 cái); khay cơm 7.500 đồng/cái (gói 10 cái)… Ảnh: A.T
“Nguồn mo cau thì bà con coi như phế phẩm nên thường không giữ lại. Khi tôi đặt vấn đề mua, người nghi ngờ vì không biết tôi mua về làm gì. Tất cả những hộ liên hệ mua mo cau, tôi đều đặt tiền trước để bà con an tâm thu hái giúp mình” – Tịnh chia sẻ. Ảnh: A.T
“Nguồn mo cau thì bà con coi như phế phẩm nên thường không giữ lại. Khi tôi đặt vấn đề mua, người nghi ngờ vì không biết tôi mua về làm gì. Tất cả những hộ liên hệ mua mo cau, tôi đều đặt tiền trước để bà con an tâm thu hái giúp mình” – Tịnh chia sẻ. Ảnh: A.T
Nguyên liệu mo cau để làm ra các sản phẩm phải đạt yêu cầu không mốc, không rách. Ngày trước, mo cau kích cỡ lớn nhỏ gì Tịnh cũng mua, nhưng bây giờ, khi sản xuất thương mại, mo cau có bề rộng trên 20cm trở lên mới có giá trị kinh tế hơn. Ảnh: S.T
Nguyên liệu mo cau để làm ra các sản phẩm phải đạt yêu cầu không mốc, không rách. Ngày trước, mo cau kích cỡ lớn nhỏ gì Tịnh cũng mua, nhưng bây giờ, khi sản xuất thương mại, mo cau có bề rộng trên 20cm trở lên mới có giá trị kinh tế hơn. Ảnh: S.T
“Khi bắt đầu sản xuất, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, sản phẩm tiêu thụ không được, khó tiếp cận thị trường. Khi dịch lắng xuống, sản phẩm có nhiều đơn đặt hàng ở trong nước và nước ngoài. Hiện, sản phẩm đã được xuất khẩu sang một số nước như: Mỹ, Úc, Hàn Quốc” - Tịnh chia sẻ. Ảnh: A.T
“Khi bắt đầu sản xuất, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, sản phẩm tiêu thụ không được, khó tiếp cận thị trường. Khi dịch lắng xuống, sản phẩm có nhiều đơn đặt hàng ở trong nước và nước ngoài. Hiện, sản phẩm đã được xuất khẩu sang một số nước như: Mỹ, Úc, Hàn Quốc” - Tịnh chia sẻ. Ảnh: A.T
Cơ sở chế biến mo cau của Tịnh không chỉ giúp người dân địa phương có thêm nguồn thu từ bán phế phẩm mo cau mà còn tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động địa phương. Ảnh: A.T
Cơ sở chế biến mo cau của Tịnh không chỉ giúp người dân địa phương có thêm nguồn thu từ bán phế phẩm mo cau mà còn tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động địa phương. Ảnh: A.T
Theo NGUYỄN TRI (theo LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.