Chàng trai trẻ làm giàu từ mãng cầu xiêm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Võ Minh Toàn (21 tuổi), ngụ ấp 2, xã Thới Hưng, H.Cờ Đỏ, Cần Thơ, mỗi năm thu lãi gần 700 triệu đồng từ hơn 1,6 ha mãng cầu xiêm.
Xã Thới Hưng có trên 500 ha trồng mãng cầu na và mãng cầu xiêm, sản lượng khoảng 8.000 - 9.000 tấn/năm, tập trung nhiều nhất ở ấp 6 và ấp 7. Từ lợi thế đó, nhiều người trẻ ở đây chọn cây mãng cầu để khởi nghiệp, trong đó có Võ Minh Toàn.

Anh Toàn (bìa trái) hướng dẫn đoàn viên, thanh niên về mô hình trồng mãng cầu xiêm. Ảnh: Duy Tân
Anh Toàn (bìa trái) hướng dẫn đoàn viên, thanh niên về mô hình trồng mãng cầu xiêm. Ảnh: Duy Tân
Mô hình trồng mãng cầu xiêm theo hướng hữu cơ của Toàn đang được nhiều đoàn viên, thanh niên học hỏi kinh nghiệm. Đặc biệt, Toàn là một bí thư chi đoàn năng nổ trong các phong trào xây cầu, làm đường giao thông, vệ sinh môi trường, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở địa phương.
Toàn cho biết bắt đầu trồng chuyên canh mãng cầu từ năm 2017 trên diện tích 6 công đất vườn nhà. Thời điểm đó, bà con nơi đây trồng xoài, riêng Toàn chọn mãng cầu để phát triển kinh tế.
Sau một thời gian trồng, thấy hiệu quả cao, Toàn mở rộng diện tích trồng lên 1,6 ha. Việc chăm sóc mãng cầu khá đơn giản, chủ yếu là tưới tiêu, bón phân đầy đủ. Để tránh ruồi vàng tấn công, mỗi trái mãng cầu đều được bao trái.
“Phải thường xuyên theo dõi từng cây để đánh giá chất lượng cho trái. Thấy cây nào suy, cho trái không đều, trái hư khi còn non, lá tàn thì bổ sung dinh dưỡng phù hợp. Muốn cây cho trái đẹp, bóng, đầy đặn thì phải bao túi lưới để côn trùng không xâm hại; phải áp dụng đúng kỹ thuật”, Toàn nói.
Mãng cầu xiêm trồng khoảng 2 năm thì cho trái, nhưng từ năm thứ 3 trở đi trái mới nhiều và cho thu hoạch quanh năm. Mỗi năm, vườn mãng cầu xiêm của Toàn thu hoạch gần 80 tấn, giá bán tại vườn 15.000 đồng/kg, thu lãi 600 - 700 triệu đồng/năm.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, Toàn còn nhiệt tình hỗ trợ kỹ thuật cho đoàn viên, thanh niên tại địa phương muốn khởi nghiệp từ cây mãng cầu. Ngoài ra, anh còn tạo việc làm thời vụ cho 5 bạn trẻ với tiền công 250.000 đồng/ngày. Sắp tới Toàn còn dự định mở rộng thêm diện tích canh tác để phát triển kinh tế.
Theo Duy Tân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.