Chàng trai khuyết tật khởi nghiệp từ gáo dừa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vượt qua nghịch cảnh tật nguyền, anh Dương Hiếu Nghĩa (35 tuổi, ngụ P.Mỹ Long, TP.Long Xuyên, An Giang) đã khởi nghiệp thành công từ gáo dừa.  

Những sản phẩm làm từ gáo dừa vô cùng đẹp mắt của anh Nghĩa Ảnh: DUY TÂN
Những sản phẩm làm từ gáo dừa vô cùng đẹp mắt của anh Nghĩa Ảnh: DUY TÂN
Lúc sinh ra, anh Nghĩa phát triển bình thường như bao trẻ khác, nhưng sau cơn bệnh sốt bại liệt, hai chân và một tay của anh bị co quắp, sức khỏe suy yếu. Vượt qua số phận, anh đã nỗ lực hoàn thành chương trình THPT, đi học nghề rồi khởi nghiệp từ gáo dừa, “biến” gáo dừa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, sắc sảo…
Anh Nghĩa kể đầu năm 2008, tình cờ biết được ở TP.HCM có mở lớp dạy nghề cho người khuyết tật, anh khăn gói lên học nghề làm đồ thủ công mỹ nghệ từ gáo dừa. Sau hơn 1 năm học nghề, anh về quê phụ giúp gia đình. Năm 2014, anh cùng vài người bạn mở cơ sở tại nhà, nhưng chỉ thời gian ngắn, một số người chuyển sang làm việc khác, chỉ còn anh gắn bó với nghề này cho đến nay.
Theo anh Nghĩa, để chế tác một sản phẩm hoàn thiện từ gáo dừa, trước tiên phải chủ động được nguồn nguyên liệu, bởi mỗi sản phẩm cần chọn một gáo dừa phù hợp. Chẳng hạn, làm đèn thì chọn gáo dừa tròn trịa; làm tranh thì gáo dừa có 2 màu trắng, đen để phối màu cho phù hợp, bởi với tranh thì không thể can thiệp màu sắc, chỉ sử dụng màu tự nhiên của gáo dừa. Kế đến là phân loại gáo dừa theo kích cỡ và màu sắc.
Theo anh Nghĩa, để có một sản phẩm thủ công mỹ nghệ bằng gáo dừa hoàn mỹ phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp. Riêng công đoạn cưa cũng có nhiều bước nhỏ như: cưa thẻ, cưa lọng… để tạo ra nhiều chi tiết nhỏ. Tiếp theo là công đoạn chà nhám và đánh bóng các chi tiết, gắn kết và lắp ghép các chi tiết lại với nhau bằng keo để định hình cho sản phẩm. Cuối cùng là sơn phủ bảo vệ bởi sơn P.U để các sản phẩm có thời gian sử dụng lâu hơn.

Anh Nghĩa tỉ mỉ sáng tạo những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đẹp mắt từ gáo dừa ẢNH: DUY TÂN
Anh Nghĩa tỉ mỉ sáng tạo những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đẹp mắt từ gáo dừa ẢNH: DUY TÂN
“Một sản phẩm đơn giản cũng mất hơn 1 ngày mới hoàn thành, còn với tranh treo tường có nhiều hình ảnh, chi tiết nhỏ thì hơn 3 ngày mới xong. Người thợ chế tác phải định hình từng chi tiết phù hợp với vật gì, con gì trước khi làm để sản phẩm làm ra sống động và có hồn… Do đó phải tỉ mỉ, kiên trì, có niềm đam mê và sự sáng tạo không ngừng”, anh Nghĩa chia sẻ .
Anh Nguyễn Hữu Thông (30 tuổi, ngụ TP.Long Xuyên, An Giang) cho biết: “Trước đây tôi cũng làm nhiều việc khác nhau, khi thấy anh Nghĩa làm ra các sản phẩm từ gáo dừa đẹp, bắt mắt nên đến xin học hỏi, được anh tận tình chỉ dạy và hoàn toàn không nhận chi phí. Sau 6 tháng tôi đã cơ bản thành thạo nghề. Bây giờ, tôi làm cùng anh Nghĩa, ngoài việc có thu nhập còn có thể thỏa đam mê”.

Sau 6 năm khởi nghiệp, anh Nghĩa đã có nguồn thu nhập ổn định ẢNH: DUY TÂN
Sau 6 năm khởi nghiệp, anh Nghĩa đã có nguồn thu nhập ổn định ẢNH: DUY TÂN
Sau 6 năm khởi nghiệp, hiện nay anh Nghĩa đã chế tác được hàng chục mẫu sản phẩm khác nhau từ gáo dừa như: đèn, chậu hoa, tranh… Mỗi sản phẩm có giá bán từ vài chục ngàn đến hơn 1 triệu đồng, nhờ đó anh có nguồn thu nhập hơn 8 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, anh còn nhận dạy nghề miễn phí cho người khuyết tật có chung niềm đam mê như anh.
Theo Duy Tân (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.