Cây sọ chó vốn chỉ mọc hoang trong rừng núi, bụi rậm và bờ rẫy, thế nhưng anh Huỳnh Hữu Quyền (30 tuổi, ở thôn Phú Nhiêu, xã Bình Tân Phú, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi) lại mang về trồng đại trà, thu hơn 1 tỉ đồng/năm.
Sản phẩm gia vị chế biến từ lá cây sọ chó của anh Quyền ẢNH: THANH QUÂN
Nhắc đến “cơ duyên” khởi nghiệp với cây sọ chó, anh Quyền kể khoảng năm 2015, khi xem một cuộc thi nấu ăn anh thấy các đầu bếp có sử dụng gia vị là cây sọ chó. Lá cây này dù có vị hăng, hơi gắt nhưng khi nấu lên thì lại cho mùi vị rất thơm, giúp món ăn ngon hơn. Tìm hiểu thêm anh phát hiện cây sọ chó được rất nhiều nơi ưa chuộng làm gia vị. Nhưng ở thành phố loại cây này rất ít, còn ở các vùng quê lại nhiều. “Sao mình không khởi nghiệp từ cây này?”, ý nghĩ bật lên trong anh.
Vốn am hiểu về ẩm thực, anh Quyền nhận thấy đây là cơ hội và bắt tay vào tìm hiểu cách trồng, chăm sóc cây sọ chó. Đến năm 2017, khi lận lưng một ít vốn và kiến thức trồng, chế biến gia vị từ loại cây này, anh bắt đầu trồng thử nghiệm trên chính quê hương mình.
Sau 6 tháng chăm bón, lứa cây đầu tiên phát triển rất tốt. Đây cũng là tiền đề để anh mạnh dạn đầu tư 600 triệu đồng trồng sọ chó trên diện tích 13 sào. Mỗi sào đất trồng được gần 1.000 cây, số lượng cây sọ chó anh Quyền chăm sóc đã lên đến con số gần 13.000 và duy trì đến nay.
Theo anh Quyền, thời gian từ lúc nhân giống đến thu hoạch chỉ 6 tháng, tuổi thọ trung bình của cây từ 2 - 3 năm. Lúc thu hoạch, cứ 5 cây lá tươi sẽ được 1 kg lá khô, hiện giá bán lá tươi khoảng 350.000 đồng/kg, lá khô khoảng 800.000 đồng/kg. Sau thời gian thu hoạch, cứ mỗi tuần cắt 1 lần, như vậy với số lượng cây hiện tại anh thu về 3 tấn lá khô/năm, lợi nhuận hơn 1 tỉ đồng.
Đầu năm 2019, anh Quyền ra mắt thị trường gói sản phẩm đầu tiên được làm từ lá sọ chó. Đây là sản phẩm kết hợp các loại phụ gia được sử dụng hằng ngày cùng với lá sọ chó, khi nấu ăn thì không cần phải thêm gia vị khác. Thiết kế nhỏ gọn, nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên nên khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng. Một gói sản phẩm được làm từ sọ chó có giá từ 20.000 - 25.000 đồng. Hiện anh Quyền đang hoàn thành một số thủ tục để sản phẩm này vào hệ thống siêu thị toàn quốc.
Nguyễn Hải Ly (30 tuổi), từng tốt nghiệp cao đẳng ngành kinh doanh tổng hợp tại Swinburne University of Technology (Úc) và có nhiều năm làm việc tại Úc. Thế nhưng, Ly lại chọn con đường đầy bất ngờ khi trở về Việt Nam, mở xe bánh mì trước nhà tại TP.Thủ Đức (TP.HCM).
(GLO)- Từ đầu năm đến nay, các cấp bộ Đoàn-Hội trong tỉnh Gia Lai đã hỗ trợ sinh kế, kết nối việc làm… nhằm tiếp thêm động lực cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên hành trình lập thân, lập nghiệp tại quê hương.
Ngày 27/4, đông đảo bạn trẻ đến từ các Trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã tham gia cuộc thi thiết kế, dựng mô hình nhà chống thiên tai, bão lũ.
Tiến sĩ trẻ Trần Tuấn Sang - nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu công nghệ lượng tử và tiên tiến Queensland (QUATRI), Đại học Griffith, là người Việt duy nhất (tại Úc) được nhận tài trợ toàn phần của Viện Hàn lâm Khoa học Úc (AAS).
Hình ảnh lá cờ Tổ quốc, chiếc xe tăng 390 và cái tên Việt Nam được nhiều người làm bánh lan tỏa qua sản phẩm của mình trong dịp kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam.
Trong khi các đội khác tại Liên hoan phim sinh viên TP.HCM 2025 đều sở hữu lực lượng đông đảo và hùng hậu thì nữ sinh viên Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM lại chọn con đường 'đơn phương độc mã'.
(GLO)- Nhiệt huyết, yêu nghề, trách nhiệm là nhận xét mà các đồng nghiệp và cấp trên dành cho anh Nguyễn Văn Thiên-Công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp Điện lực Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Anh xứng đáng là gương sáng của ngành Điện lực.
TS. Hoàng Anh Đức - nghiên cứu viên Đại học RMIT Việt Nam vừa trở thành người Việt thứ năm được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Nhờ năng động trong tận dụng lợi thế địa phương để làm du lịch, nhiều thanh niên dân tộc thiểu số ở Kon Tum kiếm được thu nhập cao, giúp cải thiện đời sống, góp phần quảng bá hình ảnh quê hương với bạn bè trong và ngoài nước.
(GLO)- Những năm qua, Gia Lai chú trọng triển khai hoạt động tư vấn, kết nối, tạo điều kiện cho các dự án khởi nghiệp hình thành, phát triển nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) trên địa bàn hòa chung vào hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia.
Mặc trang phục cosplay như những nhân vật trong truyện tranh hay phim hoạt hình của Nhật Bản, trò chuyện và chơi game với khách… là những công việc trong ca làm của các nhân viên tại một quán cà phê độc đáo ở đường Phước Hưng, Q.5 (TP.HCM).
Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".
Hơn 31% lao động tại TP.HCM mơ ước mức lương trên 20 triệu đồng mỗi tháng, nhưng thực tế chỉ 9,77% vị trí tuyển dụng đáp ứng được con số này, theo khảo sát của Falmi từ 2021-2024.
(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.
(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Phát huy thế mạnh cảnh sắc quê nhà, anh Quách Duy Thịnh (32 tuổi, ngụ xã Thạnh Phú Đông, H.Giồng Trôm, Bến Tre) sửa lại căn nhà cấp 4 gia đình đang ở để khởi nghiệp với mô hình homestay.
Một cựu sinh viên Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM đang thu hút sự chú ý với dự án Cờ Rồng-một bộ cờ không chỉ độc đáo mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc.
(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.
La Tường Vi (26 tuổi, Hà Nội) hiện là chuyên gia chiến lược sáng tạo cấp cao của Rethink New York (Mỹ) – công ty quảng cáo được vinh danh top 1 tại Liên hoan Sáng tạo Quốc tế Cannes Lions 2024.
Nghỉ việc ở thành phố, chị Võ Thị Nhung Nhi (30 tuổi) về quê nhà ở thôn 5, xã Đăk Mar (H.Đăk Hà, Kon Tum) xây dựng mô hình trang trại nông nghiệp tuần hoàn, 2 năm sau đem lại lợi nhuận 500 triệu đồng/năm.
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu