Golf for Start-up: Tiếp sức cho các nhà khởi nghiệp trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Minh Thông cho rằng hành trình khởi nghiệp luôn cần 3 điều tối quan trọng, gồm vốn, sự khích lệ và kinh nghiệm từ những tiền bối. Bạn nhìn thấy những điều này đều có trong chương trình trên của báo Tuổi Trẻ.

Các bạn trẻ khởi nghiệp được trao giải tại chương trình Golf for Start-up 2019 của báo Tuổi Trẻ Ảnh: QUANG ĐỊNH
Các bạn trẻ khởi nghiệp được trao giải tại chương trình Golf for Start-up 2019 của báo Tuổi Trẻ. Ảnh: QUANG ĐỊNH
Đó là khẳng định của Nguyễn Hà Minh Thông (CEO ứng dụng hỗ trợ tìm gia sư Edubox), 1 trong 14 gương mặt start-up được chọn để trao giải tại chương trình Golf for Start-up 2019. Và hầu hết các start-up còn lại cũng có nhận định tương tự.
Chia sẻ về những thay đổi từ thời điểm tham gia Golf for Start-up 2019 của báo Tuổi Trẻ, Minh Thông cho biết: "Edubox có bước tiến rõ nét, đưa sản phẩm hoàn thiện ra mắt thị trường và cập nhật các bản phù hợp. Hiện chúng tôi đang trong giai đoạn quan trọng ra mắt nền tảng dạy online phục vụ nhu cầu học tập cao trong và sau mùa dịch, và một tính năng hỏi bài giáo viên có áp dụng trí tuệ nhân tạo để hướng đến xu hướng học tập mới".
Điểm lại bước tiến từ "bệ phóng" chương trình
Trần Thanh Tùng (đồng sáng lập dự án khởi nghiệp Yêu Là Đủ)  cho biết, là doanh nghiệp nhỏ được báo Tuổi Trẻ trao giải tại Golf for Start-up 2019, đến nay start-up của các bạn đã đạt được doanh số 400 triệu đến gần 1 tỉ đồng/tháng. 

Kevin Tùng Nguyễn (trái) điều phối một hội về nhân sự do JobHopin tổ chức miễn phí đầu tháng 7. Ảnh: NGHI NGUYỄN
Kevin Tùng Nguyễn (trái) điều phối một hội về nhân sự do JobHopin tổ chức miễn phí đầu tháng 7. Ảnh: NGHI NGUYỄN
"Chúng tôi tham dự một cuộc thi khởi nghiệp lớn sau đó và may mắn đoạt giải "Dự án được yêu thích nhất". Song song đó là ba thương hiệu phát triển đồng đều và mang lại doanh thu bền vững. Cộng đồng giáo dục giới tính của chúng tôi hiện thu hút số lượng thành viên tham gia đều đặn là 800.000 bạn trẻ. Tình hình dịch COVID-19 có tác động phần nào, nhưng chúng tôi vẫn vững tin rằng năm 2020 sẽ là cột mốc phát triển mạnh mẽ", bạn Thanh Tùng khẳng định.
Là một trong những start-up hiếm hoi thuộc các dự án được trao giải định giá triệu USD, Công ty EXE do Nguyễn Hữu Quang là CEO đang phát triển vững mạnh so với năm 2019. "Ứng dụng cung cấp giải pháp quản lý trường học EXE School hiện có doanh thu tăng gấp ba lần so với năm 2019. Chúng tôi đang xây dựng nền tảng giải pháp quản lý áp dụng nhiều công nghệ mới và có thêm rất nhiều đối tác là các trường quốc tế trong và ngoài nước", Hữu Quang chia sẻ.
Vẫn còn nhớ như in các khoảnh khắc được đồng hành cùng giải Golf for Start-up vào tháng 4-2019, Kevin Tùng Nguyễn (sáng lập viên công ty khởi nghiệp về lĩnh vực kết nối tuyển dụng JobHopin) cho biết trong hơn một năm qua, đội ngũ kỹ sư của JobHopin đã làm việc cật lực và đạt hiệu quả cao. 
"Chẳng hạn, chúng tôi đã tiếp cận và phân tích được hơn 1,4 triệu hồ sơ ứng viên từ kho dữ liệu hơn 12 triệu hồ sơ lao động trí thức và hơn 2.000 khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam. Vào đầu năm 2020, dù COVID-19 khiến nhiều thứ bị tác động, chúng tôi vẫn gọi vốn thành công hơn 2,45 triệu USD, nâng tổng số vốn được đầu tư lên hơn 3 triệu USD. Việc gọi vốn thành công tại vòng series A đã khẳng định niềm tin và sự công nhận của các nhà đầu tư với mô hình kinh doanh, tiềm năng của công ty", Kevin Tùng Nguyễn bộc bạch. 

Golf for Start-up mang một nguồn năng lượng tích cực, tiếp thêm sức mạnh cho những người đang dò dẫm từng bước chân non trẻ trên con đường kinh doanh. Chương trình cũng là chất xúc tác, kết nối đồng thời truyền cảm hứng để chúng tôi có thể mơ cao, vươn xa như những cá nhân có ảnh hưởng tham dự chương trình.

Bạn Trần Thanh Tùng (đồng sáng lập dự án khởi nghiệp Yêu Là Đủ)
Khích lệ ý chí các bạn trẻ khởi nghiệp
"Phải thừa nhận rằng chương trình như Golf for Start-up của báo Tuổi Trẻ có ý nghĩa rất lớn. Chẳng hạn như trường hợp của tôi, không những được chương trình cấp một số vốn nhất định để góp phần duy trì hoạt động mà còn khích lệ ý chí các bạn trẻ khởi nghiệp. Việc được báo Tuổi Trẻ chọn lựa để trao một danh hiệu cao quý là sự tự hào và khiến hồ sơ chuyên môn của mình có tính thuyết phục cao hơn, dễ dàng thuyết phục các nhà đầu tư hơn", bạn Minh Thông nhận định.
Cá nhân Minh Thông cho rằng hành trình khởi nghiệp luôn cần 3 điều tối quan trọng gồm vốn, sự khích lệ và kinh nghiệm từ những tiền bối. Và bạn nhìn thấy những điều này đều có trong chương trình trên của báo Tuổi Trẻ.
Bạn Thanh Tùng cho rằng các bạn trẻ khởi nghiệp dễ rơi vào trạng thái cô đơn và mất phương hướng, nhất là trong giai đoạn mà sự giãn cách xã hội càng làm mọi thứ thêm thử thách, con người sống "xa" nhau hơn. "Những hoạt động thực tế như Golf for Start-up mang một nguồn năng lượng tích cực, tiếp thêm sức mạnh cho những người đang dò dẫm từng bước chân non trẻ trên con đường kinh doanh. Golf là một bộ môn thể thao mang tính kết nối, thành đạt và tương tự vậy, chương trình cũng là chất xúc tác, kết nối đồng thời truyền cảm hứng để chúng tôi có thể mơ cao, vươn xa như những cá nhân có ảnh hưởng tham dự chương trình", Thanh Tùng chia sẻ.
Tham gia chương trình năm 2019, bạn Kevin Tùng Nguyễn đúc kết được hai trong những điều ý nghĩa nhất, đó là những chia sẻ tận tâm và thông điệp "đi một ngày đàng, học một sàng khôn’’. "Chúng tôi không chỉ được lắng nghe những chia sẻ, những bài học kinh nghiệm về thành công, mà còn được nghe cả những câu chuyện về khó khăn, thử thách đi kèm giải pháp, gợi ý đúc kết từ trải nghiệm bản thân của các anh chị đi trước", Kevin Tùng Nguyễn nhớ lại.
Một tín hiệu vui là nhiều start-up không chỉ "nhận về" mà còn đã và đang "cho đi" sau khi đạt được ít nhiều thành công, nhận được sự khích lệ từ cộng đồng. Có thể kể đến JobHopin của Kevin Tùng Nguyễn với nhiều sự kiện, hội thảo miễn phí dành cho các bạn trẻ nói chung, giới khởi nghiệp nói riêng. Gần đây nhất, công ty của bạn đã tổ chức buổi thảo luận webinar HR 4.0: Định hình chiến lược nhân sự thời đại số với diễn giả là những CEO nổi tiếng, thu hút sự tham gia của hàng ngàn bạn trẻ.
Hữu Quang cho rằng thông qua chương trình, các start-up trẻ có cơ hội tiếp cận người đồng hành, cố vấn hoặc nhà đầu tư tiềm năng… cho chặng đường sắp tới. "Vì vậy, theo tôi, những hoạt động tương tự chương trình trên là vô cùng cần thiết và ý nghĩa", Hữu Quang khẳng định.
Cơ hội tiếp cận các tiền bối
"Giá trị của chương trình là điều không phải bàn cãi. Dẫu vậy, tôi mong chương trình sẽ tạo điều kiện để các start-up còn non trẻ như chúng tôi có cơ hội tiếp cận gần hơn nữa những nhà đầu tư, tiền bối trong lĩnh vực khởi nghiệp. Chẳng hạn trong đêm trao giải, nên chăng để các bạn start-up ngồi dùng tiệc tối xen kẽ với các anh chị tiền bối, CEO, những gương mặt có ảnh hưởng trong xã hội… để chúng tôi có thể trao đổi các giải pháp, hoặc xin ý kiến các đàn anh đi trước nhằm rút kinh nghiệm", Minh Thông chia sẻ.
Đồng quan điểm, Hữu Quang cho rằng ngoài yếu tố tài chính, các start-up hiện nay rất cần các cố vấn (mentor) đi trước có nhiều kinh nghiệm để hướng dẫn, hỗ trợ trong việc phát triển chiến lược kinh doanh cũng như xây dựng bộ máy vận hành. Do vậy, bạn đề xuất nên có thêm chương trình giao lưu giữa các start-up đoạt giải với ban cố vấn chương trình (quy tụ các chuyên gia, doanh nhân thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau) để tạo mối liên kết, hiểu rõ nhau hơn. 
Qua cầu nối này, các start-up có thể trình bày kỹ hơn về mô hình kinh doanh cũng như các khó khăn của mình để tìm sự tư vấn, giải pháp từ ban cố vấn.
"Xa hơn, chương trình cần xây dựng nền tảng trực tuyến (online platform) để giúp các bên cập nhật thông tin cũng như trao đổi dễ dàng hơn, không phụ thuộc vào không gian và thời gian", Hữu Quang mong muốn.
Cần có chuyên mục kêu gọi đầu tư?
Đó là hiến kế của bạn Minh Thông dành cho báo Tuổi Trẻ. "Các start-up theo đó sẽ đăng ký để tham gia hội, câu lạc bộ (CLB) các nhà đầu tư của báo Tuổi Trẻ. Các CLB, hội sẽ tổ chức một số ngày hội khởi nghiệp để các start-up tiềm năng được báo tuyển chọn và giới thiệu có thể thuyết trình cho các nhà đầu tư trong hội. Hoạt động này chắc chắn không chỉ có ý nghĩa với giới start-up, mà còn giúp báo gần gũi hơn với bạn đọc trẻ", Minh Thông nói.

Tuổi Trẻ tổ chức giải Golf for start-up mùa 2

Giải Tuổi Trẻ golf Tournament for start-up 2020 dự kiến được báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 28-8 tại sân golf Long Thành, ủng hộ chủ trương khởi nghiệp của Nhà nước và Chính phủ.

Đây cũng là hoạt động khích lệ tinh thần khởi nghiệp cho thanh niên, ủng hộ các đầu tàu về khởi nghiệp, hướng đến mục tiêu trở thành quốc gia khởi nghiệp và mừng kỷ niệm 88 năm thành lập Đoàn, qua đó khuyến khích tinh thần thể thao, vận động trong cộng đồng, mong muốn tạo sự lan tỏa, kết nối các doanh nghiệp với nhau, thêm cơ hội giao lưu giữa cộng đồng trong và ngoài nước.

Ban tổ chức sẽ trích kinh phí tổ chức giải hỗ trợ một số Start-Up tiêu biểu trên địa bàn TP.HCM. Lễ trao quỹ hỗ trợ các Start-Up được tổ chức ngay sau giải đấu, với sự đồng hành của các đơn vị: Golf Long Thành, IDICO, Mercedes, Novaland...

Trước thềm giải đầu năm nay, BTC còn tổ chức buổi talk "Cảm hứng khởi nghiệp" vào ngày 27-8, được dẫn dắt bởi những CEO hàng đầu Việt Nam.

CÔNG NHẬT (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.