Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, trong thời hạn 02 ngày làm việc, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.
Bên cạnh đó, tại Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 19/4/2023, Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh: Mọi cán bộ, đảng viên vi phạm giao thông phải được thông báo về cơ quan, đơn vị để xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, của từng ngành, cơ quan, đơn vị.
Trong quá trình xử lý các vi phạm giao thông phải tuyệt đối thượng tôn pháp luật, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, tất cả các hành vi vi phạm giao thông phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Cảnh sát giao thông có quyền gửi quyết định xử phạt về cơ quan cán bộ, đảng viên, công chức vi phạm luật giao thông. (Ảnh: Minh Tuệ) |
Nghiêm cấm cán bộ, đảng viên can thiệp, tác động vào quá trình xử lý vi phạm giao thông của các cơ quan chức năng; nghiêm cấm lực lượng chức năng "xuê xoa", bỏ qua trong xử lý vi phạm dưới mọi hình thức.
Cương quyết khởi tố, điều tra, xử lý nghiêm các vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm và đối tượng chống người thi hành công vụ theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu cán bộ, đảng viên vi phạm giao thông, cảnh sát giao thông có thể gửi quyết định xử phạt về cơ quan để xử lý theo quy định của Đảng, của từng ngành, cơ quan, đơn vị. Đối với cá nhân không phải cán bộ, đảng viên, công chức... cảnh sát giao thông thường không thực hiện việc gửi quyết định xử phạt về nơi làm việc của người vi phạm.
Căn cứ Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết.
Tuy nhiên, trong trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.
Trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt thuộc một trong các trường hợp sau thì được coi là quyết định đã được giao:
- Gửi qua đường bưu điện đến lần thứ 03 mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận;
- Niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt;
- Có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt.