Cảnh kỳ lạ trên hòn đảo bé hơn sân bóng,500 người sống ở châu Phi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ ảnh mới hé lộ cuộc sống của người dân châu Phi ở hồ Victoria, nằm giữa biên giới Uganda và Kenya, với 4 quán bar, một hiệu cắt tóc và một vài nhà thổ.
Theo Mirror, các bức ảnh ấn tượng cho thấy cuộc sống ở hòn đảo chỉ bé bằng một nửa sân bóng đá. Đây là nơi sinh sống của 500 người dân châu Phi.
Hòn đảo Migingo ước tính có diện tích 2.000m2, ngày càng trở nên chật chội bởi cư dân lên tới hàng trăm người. Ngày ngày họ đi đánh cá kiếm cái ăn qua ngày. Hòn đảo nổi trên hồ Victoria có 4 quán bar, một hiệu cắt tóc và một vài nhà thổ.
 Hòn đảo chỉ bé bằng một nửa sân bóng đá.
Hòn đảo chỉ bé bằng một nửa sân bóng đá.
Nhìn từ xa, hòn đảo chật kín các khu nhà tạm bợ. Người dân mỗi khi di chuyển đều phải lách qua các khu vực chật hẹp.
Uganda và Kenya chia sẻ hòn đảo này, nhưng xung đột cũng thường xảy ra, vốn được ví với “cuộc chiến tí hon ở châu Phi”.
Ước tính có 500 người hiện đang sống trên hòn đảo này.
Ước tính có 500 người hiện đang sống trên hòn đảo này.
Dự kiến một phái đoàn song phương sẽ đến xác minh vị trí chính xác của hòn đảo để phân địch xem nó thuộc về ai.
Ngư dân của hai quốc gia trên đảo từ chối sống cùng nhau, theo The Sun. Hòn đảo chỉ có một khu vệ sinh duy nhất phục vụ cư dân, bởi người dân ở đây có thể tùy ý sử dụng hồ Victoria rộng lớn.
Cư dân trên đảo sống bằng nghề đánh cá.
Cư dân trên đảo sống bằng nghề đánh cá.
Các bức ảnh mới công bố của nhiếp ảnh gia Yasuyoshi Chiba cho thấy cảnh các cư dân chuẩn bị lưới đánh cá. Gái mại dâm thường chỉ xuất hiện vào ban đêm. Họ đến từ Kenya, Tanzania và Uganda.
Cư dân trên đảo đối mặt với nhiều vấn đề nhức nhối, bao gồm nạn mại dâm.
Cư dân trên đảo đối mặt với nhiều vấn đề nhức nhối, bao gồm nạn mại dâm.
Nhiều người trên thế giới chưa từng biết đến hòn đảo này vì nó vẫn là tâm điểm của tranh chấp. Hòn đảo tọa lạc trên hồ Victoria, hồ nước nhiệt đới lớn thứ hai thế giới.
Đăng Nguyễn (Mirror/Danviet)

Có thể bạn quan tâm

Chờ sửa luật Đất đai

Chờ sửa luật Đất đai

Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

null