Cảnh giác trước cách thức, thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao ngày càng gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi. Một bộ phận quần chúng nhân dân đã bị bọn tội phạm lừa đảo chiếm đoạt số tiền lớn, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, tinh thần của người dân.

Qua tổng hợp, đánh giá vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng từ năm 2021 đến nay của Phòng An ninh Chính trị nội bộ (Công an tỉnh Gia Lai) cho thấy, bị hại tập trung ở lứa tuổi từ 30 đến 50 (205/277 người bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản chiếm 74%), có 217/277 người là nữ (chiếm 78%).

Đối tượng thường khai thác 3 tâm lý điểm yếu để dẫn dụ bị hại. Ảnh nguồn internet

Đối tượng thường khai thác 3 tâm lý điểm yếu để dẫn dụ bị hại. Ảnh nguồn internet

Các đối tượng đã triệt để lợi dụng việc đời sống người dân gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 để tiếp cận, dẫn dụ vay vốn hoặc làm việc online, đầu tư ảo trên không gian mạng… từ đó thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đặc biệt, đối tượng thường khai thác 3 tâm lý điểm yếu để dẫn dụ bị hại như: sự nhẹ dạ, cả tin, thiếu thông tin và kỹ năng nhận diện lừa đảo; lòng tham, sự mong muốn kiếm tiền nhanh và dễ dàng; sự sợ hãi khi bị mất tiền dẫn đến việc luôn có tâm lý làm theo yêu cầu của đối tượng mong lấy lại số tiền đã mất.

Để nâng cao tinh thần cảnh giác cho cán bộ, công nhân viên chức, giáo viên, học sinh, sinh viên và người dân, Công an tỉnh thông báo một số phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Theo đó, bọn tội phạm thường sử dụng cuộc gọi VoIP (cuộc gọi thoại trên nền tảng internet) hoặc sim rác sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế (roadming), giả danh cán bộ Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân đe dọa nạn nhân có liên quan đến đường dây tội phạm ma túy, rửa tiền quốc tế... yêu cầu nạn nhân nộp tiền vào tài khoản của cơ quan tư pháp (do đối tượng cung cấp) để xác minh, kiểm tra hoặc yêu cầu tải các app lừa đảo về điện thoại nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền của bị hại.

Thủ đoạn đăng thông báo tuyển cộng tác viên chốt đơn hàng ảo trên các sàn thương mại điện tử ảo do các đối tượng lập ra, dẫn dụ nạn nhân nộp tiền và chiếm đoạt.

Kết bạn làm quen, hứa hẹn tặng quà có giá trị cao, hoặc nhờ nhận và giữ giúp tiền mặt (ngoại tệ) giá trị lớn, sau đó các đối tượng giả danh nhân viên Hải quan, sân bay... yêu cầu đóng các loại phí và chiếm đoạt tiền của bị hại.

Chiếm quyền sử dụng (hack) tài khoản mạng xã hội (chủ yếu là Facebook và sử dụng công nghệ AI Deepfake gọi và nhắn tin trên messenger), lập các trang cá nhân Facebook, Zalo để giả là bạn bè, người thân nhắn tin mượn tiền và yêu cầu chuyển vào các tài khoản đối tượng đưa ra (đã phát hiện một số vụ đối tượng sử dụng tài khoản ngân hàng trùng tên với tên người hỏi mượn tiền làm cho bị hại tin là bạn bè, người thân).

Dụ dỗ cho vay tiêu dùng nhanh, thủ tục đơn giản thông qua các App lừa đảo, khi nạn nhân đồng ý vay đối tượng lập ra Hợp đồng vay mượn, yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân để làm thủ tục nhận tiền, yêu cầu đóng các loại phí và sẽ được nhận lại khi giải ngân. Tin tưởng, bị hại đóng các loại phí với tâm lý đã trót nộp tiền phải nộp thêm để thu tiền về (có trường hợp muốn vay 10 triệu nhưng phải đóng các loại phí do đối tượng đưa ra lên đến 50 triệu đồng và bị chiếm đoạt).

Để ngăn chặn, đấu tranh triệt phá hiệu quả tội phạm này, Công an tỉnh đề nghị cán bộ, công nhân viên chức, giáo viên, học sinh, sinh viên và người dân nếu bị các đối tượng lừa đảo, liên hệ ngay với cơ quan Công an gần nhất để được hướng dẫn giải quyết. Ảnh nguồn internet

Để ngăn chặn, đấu tranh triệt phá hiệu quả tội phạm này, Công an tỉnh đề nghị cán bộ, công nhân viên chức, giáo viên, học sinh, sinh viên và người dân nếu bị các đối tượng lừa đảo, liên hệ ngay với cơ quan Công an gần nhất để được hướng dẫn giải quyết. Ảnh nguồn internet

Quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội các sàn giao dịch đầu tư tài chính thu lợi nhuận cao, hay còn gọi là giao dịch nhị phân với hình thức dự đoán xu hướng tăng hoặc giảm của các loại tiền ảo, hàng hóa... thực chất là hành vi đánh bạc để dẫn dụ nạn nhân tham gia đặt tiền và đưa ra các chiêu thức chiếm đoạt.

Trong tất cả các vụ lợi dụng không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đối tượng sử dụng 100% tài khoản ngân hàng là tài khoản rác (tài khoản dùng giấy tờ giả để mở, tài khoản do mua bán trên các hội nhóm, trang mạng...) để nhận tiền chiếm đoạt của bị hại; các sim số dùng để liên lạc với bị hại là sim rác, có sử dụng dịch vụ chuyển mạng giữ số, dịch vụ chuyển vùng quốc tế (roadming)... để liên lạc từ nước ngoài về Việt Nam. Các tài khoản mạng xã hội trên các nền tảng zalo, facebook, viber, telegram... dùng để kết bạn, tiếp cận, liên lạc với bị hại để thực hiện hành vi lừa đảo được đối tượng đăng ký sử dụng bằng sim rác hoặc bằng hộp thư điện tử ảo.

Để ngăn chặn, đấu tranh triệt phá hiệu quả loại tội phạm này, Công an tỉnh đề nghị cán bộ, công nhân viên chức, giáo viên, học sinh, sinh viên và người dân nếu bị các đối tượng lừa đảo, liên hệ ngay với cơ quan Công an gần nhất để được hướng dẫn giải quyết.

số điện thoại, số tài khoản ngân hàng, liên kết website liên quan các vụ lợi dụng không gian mạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Có thể bạn quan tâm

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

(GLO)- Ngày 20-11, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin, hiện trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVNSPC, có địa chỉ evnspccskh.com. EVNSPC khẳng định trang web evnspccskh.com là giả mạo để lừa đảo.

Người dân cần liên hệ các kênh thông tin chính thống của BHXH Việt Nam để phòng tránh lừa đảo. Ảnh nguồn baohiemxahoi.gov.vn

Cảnh báo yêu cầu cung cấp thông tin bảo hiểm y tế để lừa đảo

(GLO)- Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, thời gian gần đây, đơn vị nhận được phản ánh của một số cơ sở giáo dục trên địa bàn về việc một số đối tượng mạo danh gửi giấy mời đến phụ huynh yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân để thay đổi, bổ sung thông tin thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID.

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh lại xuất hiện việc đối tượng lấy cắp tài khoản (hack) Facebook cá nhân để nhắn tin messenger cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để hỏi mượn tiền, nhờ chuyển tiền.