Các nhà khoa học hiến kế cho Gia Lai phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị Xúc tiến đầu tư giữa TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Gia Lai năm 2018, UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với Trường Đại học Tôn Đức Thắng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Xác định các dự án trọng điểm và các nhà đầu tư mục tiêu cần thu hút đối với các dự án trọng điểm trong từng ngành kinh tế Gia Lai”. Dịp này, P.V Báo Gia Lai đã ghi nhận nhiều giải pháp đề xuất của các nhà nghiên cứu vì mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội bền vững của tỉnh. 
adddddđ
PGS.TS Phạm Viết Hồng-Trường Đại học Sài Gòn. Ảnh: M.N
PGS.TS Phạm Viết Hồng-Trường Đại học Sài Gòn: "Doanh nghiệp gặp khó trong việc tiếp cận quỹ đất"
Các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất đang gặp khó khăn vì không tiếp cận được quỹ đất. Đơn cử doanh nghiệp Hương Đất An Phú (TP. Pleiku) muốn tiếp cận quỹ đất 50 ha trong dân. Doanh nghiệp cần, hộ dân cũng muốn cho thuê nhưng điều kiện đảm bảo để 2 bên thực hiện hợp đồng thì chưa được. Hỏi xã thì xã bảo chờ ý kiến của thành phố. Theo PGS.TS Hồng, ở các tỉnh khác, chính quyền đứng ra làm trung gian kết nối doanh nghiệp với người dân dư thừa đất nhằm tạo hành lang pháp lý để 2 bên “đến được với nhau”. 
Ngoài ra, doanh nghiệp cần vốn, Chính phủ thì đang có gói cho vay ưu đãi nhưng họ chưa được hưởng thụ. Đặc biệt, Gia Lai có rất nhiều nhân tố tích cực, có năng lực và ham muốn phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhưng chưa được chuyển giao công nghệ. Hàng ngàn trang trại, hộ sản xuất kinh doanh đang trong tình trạng thả nổi, tự bươn chải và chưa có định hướng nào cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Nếu tỉnh tập trung số hộ, trang trại này và tập hợp những người có nguyện vọng để trợ giúp họ, tôi hy vọng với cách làm này Gia Lai sẽ khai thác hết các nguồn lực cho việc phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao của địa phương.
bbbbbbbbbbbbbb
TS Dương Quốc Bửu-Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ảnh: M.N

TS Dương Quốc Bửu-Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Nên chuyển đổi rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn

Gia Lai chủ yếu là trồng rừng cây gỗ nhỏ như: keo, bạch đàn. Trong khi công nghệ chế biến chưa phát triển và nhu cầu trong nước đối với loại gỗ nhỏ này không cao nên giá mua thấp. Mặc khác, thị trường xuất khẩu (gỗ dăm, gỗ nguyên liệu giấy) lệ thuộc Trung Quốc nên tiềm ẩn rủi ro và thường không mang lại lợi nhuận cho người trồng.
Giá trị của rừng gỗ nhỏ đến năm thứ 5 đưa vào khai thác thì chỉ đạt khoảng 40 triệu đồng/ha, tuy nhiên khi trở thành rừng trồng gỗ lớn (sau 10 năm, đường kính trên 25cm) thì giá trị cao gấp 3 lần, tức từ 150 đến 180 triệu đồng/ha. Gia Lai hoàn toàn có đủ điều kiện để phát triển việc chuyển đổi rừng nguyên liệu gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn.
dddddđ
ThS Lê Đức Nhã-Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ảnh: M.N

ThS Lê Đức Nhã-Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Đề xuất 3 dự án trọng điểm trong ngành công nghiệp chế biến tinh và sâu của tỉnh Gia Lai

Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, tỷ lệ chế biến các sản phẩm một số cây công nghiệp lâu năm như: cà phê, hồ tiêu, cao su đạt khá thấp trong khi những loại cây này có khả năng mang lại giá trị kinh tế cao. Do vậy, trên cơ sở xác định cơ cấu những sản phẩm chủ lực và thế mạnh của tỉnh, nhóm nghiên cứu chúng tôi đề xuất 3 dự án trọng điểm thu hút đầu tư tỉnh Gia Lai giai đoạn 2018-2020 trong lĩnh vực công nghiệp chế biến tinh và sâu. Cụ thể là các dự án nhà máy chế biến dược liệu, chế biến mủ cao su và chế biến các sản phẩm cà phê hòa tan và cà phê bột. Các dự án này được đánh giá là có tiềm năng tương đối cao khi có lợi thế về quỹ đất, điều kiện thổ nhưỡng, nguồn nhân lực và các chính sách ưu đãi đầu tư.

Đặc biệt, phát triển ngành chế biến dược liệu giúp Gia Lai tận dựng các điều kiện tự nhiên và khí hậu thuận lợi, kết hợp quỹ đất dồi dào làm giảm chi phí sản xuất; ngành chế biến mủ cao su sẽ là tiền đề để địa phương thâm nhập sâu hơn chuỗi giá trị ngành; việc mở rộng liên doanh trong ngành chế biến cà phê hòa tan, cà phê bột sẽ thuận lợi hơn khi thu hút đầu tư. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tỉnh cần tiến hành hoạt động xúc tiến đầu tư hiệu quả với hệ thống thông tin hấp dẫn và cập nhật đối với nhà đầu tư tiềm năng. Do đó, một số cơ chế chính sách cần thể hiện sự ưu đãi gắn với đặc thù ngành nghề và địa bàn đầu tư nhằm tạo sự thu hút và nâng cao tính cạnh tranh liên quan đến “điểm đến đầu tư” của địa phương trong kêu gọi và thu hút các nhà đầu tư.
addd
NCS Phạm Thái Ngọc-Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ảnh: M.N

NCS Phạm Thái Ngọc-Trường Đại học Tôn Đức Thắng: Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương

Du lịch Gia Lai hiện nay tuy khá phong phú về tiềm năng nhưng lại thiếu các sản phẩm đặc trưng, đồng thời hiệu quả từ các sản phẩm du lịch cũng chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Đặc biệt là các sản phẩm du lịch tích hợp tập trung và nâng cao thời hạn lưu trú và mức chi của du khách. Đây là một trong những khó khăn mà ngành du lịch Gia Lai đang phải đối mặt, bởi hầu hết các sản phẩm du lịch còn rất đơn giản và ít dịch vụ phụ trợ. Trong khi sản phẩm du lịch đặc trưng có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng, phát triển hình ảnh của địa phương, điểm quyết định việc thu hút khách hàng và cũng là điều mà nhà đầu tư muốn hướng đến.

Do vậy, địa phương cần có chính sách ưu đãi trong việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù thật sự hấp dẫn khách du lịch, nhanh chóng hình thành thương hiệu tích cực cho ngành du lịch. 

Thực hiện: Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.