Bít đường vận chuyển gỗ keo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
 

Hàng chục hecta keo tại thôn Cửu Thành và An Tường (xã Mỹ Lộc, huyện Phù Mỹ) đã tới chu kỳ khai thác gỗ, nhưng chủ rừng chưa thể khai thác do không có đường đưa phương tiện cơ giới vào rừng vận chuyển gỗ keo ra ngoài.

Giữa tháng 6.2022, ông Trần Đình Đào (ở xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ) khai thác gỗ keo tại khu vực rừng có tục danh Đèo Mọi (thuộc địa phận thôn Cửu Thành và thôn An Tường, xã Mỹ Lộc). Đây là rừng trồng thuộc dự án WB3, ông Đào mua lại của một số hộ dân ở thôn Cửu Thành (mua cây keo để khai thác lấy gỗ, không mua đất); diện tích mua khoảng 10 ha.

Sau khi cưa cây, ông Đào đưa xe tải vào rừng chở gỗ, theo hướng từ Đèo Mọi xuống đường nội đồng qua thôn An Tường. Con đường này được hình thành cách đây hàng chục năm, phục vụ việc đi lại của người dân địa phương trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

Trước khi vận chuyển gỗ trên con đường này, ông Đào tự bỏ kinh phí đổ đất nâng cấp, mở rộng đường để thuận tiện đi lại. Việc làm này, ông Đào đã báo cáo với trưởng thôn An Tường và được thôn, xã chấp thuận.

Thế nhưng, mới chở được vài xe gỗ, ông Đào bị nhiều người dân ở xóm An Tây (thôn An Tường) cản trở, ngăn chặn. Đỉnh điểm vào ngày 16.6, những người này tự trồng trụ tre làm barie chắn đường không cho xe chở gỗ chạy qua.

Vụ việc sau đó được ông Đào báo cho Ban nhân dân thôn An Tường và UBND xã Mỹ Lộc. Thế nhưng đến nay, chính quyền địa phương chưa giải quyết dứt điểm; ông Đào không thể vận chuyển gỗ keo từ rừng xuống con đường này để đưa đi tiêu thụ.

Ông Đào trình bày: “Đây là đường giao thông công cộng do xã Mỹ Lộc quản lý, nhưng một số người dân ở xóm An Tây lại ngang nhiên cản trở không cho xe chở gỗ keo đi qua. Họ làm vậy không những vi phạm pháp luật, mà còn khiến tôi không thể khai thác gỗ keo đã tới chu kỳ, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi hợp pháp của tôi”.

Hiện trường vụ chặn xe chở gỗ vào ngày 16.6. Ảnh: Chủ rừng cung cấp

Hiện trường vụ chặn xe chở gỗ vào ngày 16.6. Ảnh: Chủ rừng cung cấp

Qua tìm hiểu được biết, không chỉ ông Đào, nhiều người có rừng trồng keo ở khu vực Đèo Mọi cũng không thể khai thác dù cây keo đã tới chu kỳ khai thác. Nguyên nhân là khi họ khai thác keo thì không thể đưa phương tiện cơ giới vào rừng để vận chuyển gỗ đi tiêu thụ do bị một cá nhân ở thôn Cửu Thành cản trở, chặn đường. Tình trạng này xảy ra từ đầu tháng 3.2020 và sau đó nhiều lần tái diễn mỗi khi tới chu kỳ khai thác gỗ keo.

Các chủ rừng bị chặn đường vận chuyển gỗ rất bức xúc, nhiều lần gửi đơn đến cấp xã, huyện, tỉnh và Trung ương đề nghị có biện pháp xử lý. Thế nhưng, đến nay tình trạng này chưa được giải quyết dứt điểm, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi hợp pháp của nhiều chủ rừng keo tại Đèo Mọi.

Ông Phan Văn Nhanh, Chủ tịch UBND xã Mỹ Lộc, xác nhận: Khi xảy ra việc một số người dân chặn xe chở keo vào ngày 16.6, UBND xã cử lực lượng CA xã và cán bộ chuyên môn tới hiện trường, đề nghị không được cản trở giao thông và mời về nhà văn hóa thôn An Tường làm việc, đối thoại. Vậy nhưng, người dân quyết liệt chặn xe, không chấp hành yêu cầu của xã. Sau đó, xã tiếp tục mời những người này tới UBND xã làm việc, nhưng họ cũng không đến.

Riêng năm 2020 và 2021, cá nhân ở thôn Cửu Thành cản trở, chặn không cho xe chở gỗ keo từ khu vực Đèo Mọi đi qua đường lâm sinh tại địa phương là bà Trương Thị Phúc. Theo ông Trần Đình Đào, bà Phúc muốn mua keo với giá thấp, nên cố tình ngăn cản người khác đến mua, khai thác gỗ keo. UBND xã đã nhiều lần làm việc, nhưng tới nay chưa thể giải quyết dứt điểm.

“Có thể việc làm của bà Phúc trước kia đã “tác động” đến một số người dân ở xóm An Tây nên mới có chuyện cản trở, chặn xe như hiện nay. UBND xã tiếp tục mời những người này làm việc để tuyên truyền, vận động họ không thực hiện hành vi chặn xe, cản trở giao thông. Xã cũng chỉ làm đến mức này, còn chế tài xử lý mạnh hơn cần có sự hỗ trợ của các ngành chức năng huyện Phù Mỹ”, ông Nhanh cho hay.

Có thể thấy, việc một số người dân ngang nhiên cản trở, chặn xe chở gỗ keo là hành vi trái pháp luật. Đáng nói, việc này lặp đi lặp lại kéo dài từ năm 2020 đến nay chưa được xã Mỹ Lộc và ngành chức năng liên quan của huyện Phù Mỹ giải quyết dứt điểm.

Điều này khiến không chỉ các chủ rừng bị chặn xe mà dư luận địa phương thắc mắc, bức xúc. Do đó, UBND huyện Phù Mỹ cần sớm giải quyết dứt điểm, tránh dư luận không hay và ảnh hưởng tới ANTT địa phương.

CÔNG LUẬN

Có thể bạn quan tâm

Các xã không sắp xếp: Hoạt động hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều khó khăn

Các xã không sắp xếp: Hoạt động hiệu quả nhưng vẫn còn khó khăn

(GLO)- Trên địa bàn phía Tây của tỉnh Gia Lai có 7 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia không tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính. Tuy điều kiện khó khăn nhưng đội ngũ cán bộ, công chức đã tích cực bắt nhịp, làm việc hiệu quả. Dù vậy, vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ.

Gia Lai tổ chức xe đưa, đón hơn 380 công chức, viên chức đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ)

Gia Lai tổ chức xe đưa, đón hơn 380 công chức, viên chức đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ)

(GLO)- Ngày 11-7, Sở Xây dựng Gia Lai đã ban hành Công văn số 124/SXD-VT thông báo phương án đưa, đón cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh Gia Lai (cũ) đến công tác tại tỉnh Bình Định (cũ) và ngược lại.

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

(GLO)- Từ ngày 1-7, UBND cấp xã sẽ thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân, hộ gia đình. Đây được xem là bước đột phá trong cải cách hành chính. Không chỉ là sự nỗ lực nhằm cụ thể hóa chủ trương xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, quy định này còn thể hiện rõ nét mục tiêu “vì dân phục vụ”.

Kbang: Nam thanh niên đuối nước khi đi tắm tại lòng hồ

Gia Lai: Tìm thấy thi thể nam thanh niên đuối nước tại lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak

(GLO)- Thiếu tá Phùng Văn-Phó Trưởng Công an xã Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Khoảng 7 giờ 40 phút ngày 10-7, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực An Khê và Công an xã Kbang đã vớt được thi thể em L.Đ.T. (SN 2007, trú tại tổ 3, xã Kbang) bị đuối nước tại khu vực lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak.

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê liên quan đến việc thi công đấu nối đường dân sinh với đường tỉnh 669, dự án thuê đất trồng rừng của Công ty TNHH Hưng Thịnh Nguyên và chính sách hỗ trợ làm ao, hồ nhỏ đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Giai đoạn 2020 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình của công tác cải cách hành chính tại Bình Ðịnh. Với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo đồng bộ, tỉnh không chỉ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Chiều 25.6, tại nhiều xã, phường trên địa bàn hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, một cuộc vận hành thử mô hình chính quyền số 2 cấp đã đồng loạt diễn ra. Ðây là bước chuyển quan trọng để thích ứng với yêu cầu mới sau sáp nhập, khi không gian hành chính được mở rộng và việc giải quyết thủ tục hành chính không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
null