Biến chuồng heo cũ thành bể nuôi lươn, bắt hàng tạ bán 160 ngàn/kg

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mô hình nuôi lươn thịt thương phẩm không bùn trong chuồng heo cũ của anh Nguyễn Văn Hạt, ấp 6, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh bởi mô hình này ít công chăm sóc, thời gian nuôi ngắn, chi phí thấp lại dễ nuôi.



Để làm kinh tế hộ gia đình, ổn định cuộc sống, gia đình anh Nguyễn Văn Hạt cũng đã trải qua nhiều phương cách sản xuất, như: Chăn nuôi heo, nuôi gà, nuôi cá….

Anh Hạt là một trong những nông dân tích cực, hăng hái tham gia các lớp tập huấn do Trạm Khuyến nông tổ chức hằng năm tại địa phương. Một trong những lần ấy, anh được tham gia lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi lươn thịt thương phẩm không bùn bằng hồ xi măng do cán bộ kỹ thuật của Trạm  Khuyến nông hướng dẫn.


 

Anh Nguyễn Văn Hạt bên 1 bể nuôi lươn không bùn ở ấp 6 xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
Anh Nguyễn Văn Hạt bên 1 bể nuôi lươn không bùn ở ấp 6 xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang



Nhờ sự động viên và hỗ trợ nhiệt tình của cán bộ khuyến nông, anh quyết định đầu tư, phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình nuôi lươn không bùn, đây là một cách nuôi mới. Anh Hạt mạnh dạn đầu tư kinh phí, xây dựng lại các chuồng heo cũ của gia đình bằng xi măng theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông và mua sắm thêm một số trang thiết bị đơn giản để nuôi lươn không bùn.

 Anh Hạt cho biết về kỹ thuật nuôi lươn không bùn: thời gian nuôi lươn từ 5-7 tháng, lươn giống có trọng lượng từ 100-120con/kg với giá 4.000-6.000đ/con tùy theo thời điểm, nguồn giống lươn anh mua từ xã Thuận Hòa thuộc huyện Long Mỹ. Thức ăn cho lươn là thức ăn viên có độ đạm từ 25-40%, mỗi ngày cho ăn từ 1-2 lần vào chiều mát và ban đêm.


Anh Hạt cho biết thêm về kinh nghiệm nuôi lươn không bùn: Trước khi cho lươn ăn, người nuôi cần thay nước, vừa làm cho môi trường nước không bị bẩn, phòng tránh bệnh cho lươn, vừa để lươn không ăn phải thức ăn đã cũ còn sót lại.

Khi thiết kế hồ nuôi lươn người nuôi cần phải xây dựng 3 hồ để phân loại lươn theo kích cỡ phù hợp. Điều này giúp cho người nuôi dễ dàng trong khâu chăm sóc, cho ăn và theo dõi sự phát triển của lươn.

Hiện nay, gia đình anh Hạt có 8 hồ nuôi lươn, mỗi hồ rộng 12m2, anh thả 3.000 con lươn giống/hồ. Sau thời gian nuôi, tỷ lệ lươn sống đạt >70%; lươn loại 1 là loại lươn 5 con/kg giá bán 160.000đ/kg; lươn loại 2 bán giá 135.000 đồng/kg.

Từ năm 2019 đến nay, mỗi năm gia đình anh Hạt nuôi 2 lứa lươn, mỗi lứa chi phí hết hơn 42 triệu đồng, bao gồm con giống, thức ăn, điện và các chi phí khác; sản lượng thu hoạch lươn thương phẩm được khoảng trên 510kg loại 1 và khoảng 3-4 kg loại 2, với giá bán khá cao, gia đình anh thu được lợi nhuận trên 71 triệu đồng.

Như vậy, bình quân mỗi lứa nuôi lươn thương phẩm, gia đình anh thu lãi gần 30 triệu đồng. Mô hình nuôi lươn không bùn này hiện đang được đánh giá đạt hiệu quả khá cao và đã mạnh dạn triển khai, nhân rộng mô hình nhằm đáp ứng nhu cầu lươn thịt thương phẩm cho thị trường hiện nay.

 

http://danviet.vn/muon-cach-lam-giau/bien-chuong-heo-cu-thanh-be-nuoi-luon-bat-hang-ta-ban-160-ngan-kg-1053104.html

Theo Nguyễn Thuấn Hồng (TTKN Hậu Giang/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Lê Văn Vũ (19 tuổi) là người đứng sau loạt phim hoạt hình triệu view, như Chàng trai bất tử (11,2 triệu lượt xem), Yêu em trong mơ (1,8 triệu lượt xem), series Tây Du Ký gen Z (7,6 triệu lượt xem)... Nhờ công việc này, Vũ đã có thêm thu nhập ổn định từ khi còn là học sinh.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.