Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông Ngô Thanh Danh làm việc với UNESCO tại Pháp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tối 9/7 (theo giờ Việt Nam), Đoàn công tác tỉnh Đắk Nông do Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Ngô Thanh Danh dẫn đầu đã làm việc với Ban Khoa học trái đất và Giảm thiểu rủi ro địa chất thuộc UNESCO tại Pháp.

Các đồng chí Điểu Xuân Hùng, UVBTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Tôn Thị Ngọc Hạnh, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Giám đốc Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Đắk Nông, lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương tham gia đoàn công tác.

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Ngô Thanh Danh trao đổi với đại diện UNESCO tại buổi làm việc

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Ngô Thanh Danh trao đổi với đại diện UNESCO tại buổi làm việc

Tiếp và làm việc với Đoàn công tác có ông Kristof Vandenberghe, Trưởng Ban kiêm Thư ký Chương trình Khoa học Địa chất và CVĐC toàn cầu (IGGP); bà Özlem Adiyaman, thành viên IGGP.

TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Tôn Thị Ngọc Hạnh trao đổi tại buổi làm việc

TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Tôn Thị Ngọc Hạnh trao đổi tại buổi làm việc

Tỉnh Đắk Nông đã chính thức được UNESCO công nhận danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO Đắk Nông, giai đoạn 2024-2027 sau kỳ tái đánh giá lần I năm 2023.

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông Ngô Thanh Danh tặng quà cho đại diện UNESCO tại buổi làm việc

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông Ngô Thanh Danh tặng quà cho đại diện UNESCO tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc, ông Kristof đã bày tỏ sự vui mừng được chào mừng đoàn công tác tỉnh Đắk Nông đến thăm mái nhà chung UNESCO.

Ông Kristof đánh giá cao những nỗ lực trong công tác bảo tồn và phát huy tổng thể các giá trị địa chất, văn hóa, đa dạng sinh học của Đắk Nông và việc hướng tới phát triển bền vững kinh tế - xã hội địa phương.

CVĐC toàn cầu UNESCO Đắk Nông đã và đang đi đúng định hướng khi chú trọng phát triển mối liên kết giữa các loại hình di sản, tăng cường các hoạt động hợp tác mạng lưới.

Đoàn công tác làm việc với UNESCO tại Pháp

Đoàn công tác làm việc với UNESCO tại Pháp

Ông Kristof nhấn mạnh, việc hợp tác mạng lưới là yếu tố then chốt tạo nên sự khác biệt vượt trội của “danh hiệu CVĐC toàn cầu” so với các danh hiệu khác của UNESCO.

Đồng thời, ông Kristof đề cao những hợp tác song phương và đa phương mà Đắk Nông đã ký kết. Đặc biệt là hợp tác nhóm giữa các CVĐC toàn cầu có núi lửa và cảnh quan núi lửa như Aso (Nhật Bản), Rinjani-Lombok (Indonesia), Jeju (Hàn Quốc) và Đắk Nông (Việt Nam).

Hai bên trao đổi nhiều vấn đề để phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông

Hai bên trao đổi nhiều vấn đề để phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông Ngô Thanh Danh ghi nhận và gửi lời cảm ơn tới Ban Khoa học trái đất và Giảm thiểu rủi ro địa chất đã đồng hành, hỗ trợ tỉnh trong suốt quá trình xây dựng và phát triển CVĐC toàn cầu UNESCO Đắk Nông trong thời gian qua.

Dưới sự bảo trợ của UNESCO, Đắk Nông đã phối hợp với Ủy ban Hang động núi lửa quốc tế tổ chức thành công Hội nghị quốc tế về núi lửa và hang động núi lửa lần thứ 20 tại Việt Nam.

Thành công của sự kiện này đã khẳng định quyết tâm của địa phương trong việc bảo tồn và khai thác bền vững các giá trị di sản.

Các thành viên tham gia Đoàn công tác của tỉnh Đắk Nông tại Pháp

Các thành viên tham gia Đoàn công tác của tỉnh Đắk Nông tại Pháp

Sự hợp tác với UNESCO không chỉ giúp nâng cao năng lực quản lý CVĐC toàn cầu UNESCO Đắk Nông mà còn mở ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giáo dục và du lịch bền vững.

Sự hỗ trợ và chỉ dẫn từ UNESCO sẽ là nền tảng quan trọng để Đắk Nông phát triển bền vững mô hình CVĐC toàn cầu. Từ đó, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Đoàn công tác tỉnh Đắk Nông tặng quà cho đại diện UNESCO tại buổi làm việc

Đoàn công tác tỉnh Đắk Nông tặng quà cho đại diện UNESCO tại buổi làm việc

Tỉnh Đắk Nông tiếp tục nỗ lực bảo tồn và phát huy các giá trị di sản địa chất, văn hóa, đa dạng sinh học, đồng thời mong muốn có thêm nhiều cơ hội hợp tác và trao đổi kinh nghiệm với UNESCO cũng như các CVĐC khác trên toàn thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null