Bếp mùa đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mùa khô ở Tây Nguyên đang đến thật gần. Độ này, những chiếc lá đầu tiên đã rụng trong cái ngân ngấn của hơi núi tháng mười. Chút se lạnh âu cũng là hồn cốt của đất trời, gợi nhắc trong lòng mỗi người ý niệm về một mùa đông yêu dấu. Mà mùa đông thì làm sao có thể vắng đi chiếc bếp lò nhen ngọn lửa yêu thương?
Cho đến bây giờ, dẫu đã sử dụng bếp từ, bếp gas để tiện việc nấu nướng nhưng mẹ tôi vẫn giữ thói quen nhen một bếp củi sau nhà, dẫu chỉ để đun một ấm nước. Chị em tôi thường cho rằng việc ấy không còn phù hợp nữa. Có biết đâu những điều tưởng như cũ kỹ lại là nguồn vui của người lớn tuổi, một nguồn vui bí ẩn thật khó giãi bày. 
Minh họa: huyền Trang
Minh họa: huyền Trang
Ngôi nhà cũ của tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên bao la. Quanh nhà, cỏ cây rậm rạp nhưng luôn chan chứa những lời ca êm dịu. Bếp của mẹ tôi là một gian nhỏ được lợp tôn, tách hẳn với gian nhà chính. Đó là gian bếp in sâu bóng dáng của người phụ nữ nhỏ nhắn, cả một đời lúi húi với mùi khói bếp oi nồng. Củi đun chủ yếu là những cành cây bạch đàn đã khô sau vườn được mẹ tôi gom về và xếp ngay ngắn bên vách bếp. Ngày đó, mẹ thường dậy sớm nhóm lửa, đun nước rồi chế đầy các phích trong nhà. Củi khô đượm cháy, than rực hồng và bắt đầu có tro ấm là tôi trở dậy; chưa kịp đánh răng, rửa mặt đã ôm sách ra ngồi cạnh bếp để học bài. Tờ mờ sáng là khoảng thời gian dễ thuộc lòng nhất. Có hôm, tôi mải chăm chú vào bài tập đọc, ngẩng lên thì nước đã sôi sùng sục trên bếp, suýt bung cả nắp ấm. Bị mẹ la thì phụng phịu ra mặt, hờn suốt một buổi. Gian bếp của mẹ với lớp lang nồi to, chảo nhỏ, mùi hành tỏi và cả mùi bồ hóng nữa... đọng lại trong ký ức tôi hệt như một gian phòng trưng bày cổ vật đẹp đẽ vô ngần. Nhớ mùa đông, cái nồng ấm của than hồng từ trong lò tỏa ra bốn phía, khiến cô học trò bé bỏng cứ nấn ná chưa chịu rời đi, thỉnh thoảng lại lim dim gật gù như con mèo mướp của nhà hàng xóm chỉ thích nằm dưới khoảnh sân đầy nắng. 
Tôi biết nhen bếp củi từ ngày biết đọc tròn vành rõ chữ. Trưởng thành rồi đi học ở phương xa, tôi da diết nhớ về bếp củi của thuở thiếu thời. Mong sao chóng về tới nhà để thấy mẹ ngồi nhen ngọn lửa hồng trong một chiều chấp chới gió bay, để được ngồi hơ đôi bàn tay nhỏ cho đến khi lim dim và gặp được một bà tiên trên bầu trời cổ tích... Với tôi bây giờ, giữ cho bếp lửa trong nhà luôn rực hồng là bổn phận. Tôi không biết phải giải thích ra sao, chỉ đặc biệt nhớ về, nâng niu và muốn gìn giữ một chút ấn tượng thời thơ ấu. 
Dăm ba ý nghĩ về mùa đông, về mẹ và bếp lửa khiến tôi thỉnh thoảng có chút buồn vu vơ. Bếp củi hồng sẽ ở bên mùa đông mãi mãi, để sưởi ấm cho những niềm riêng; còn tôi liệu có hẫng hụt không nếu một ngày không còn mẹ bên đời. Tuổi thơ tôi đã gửi lại nơi gian bếp xưa, giữa cao nguyên lộng gió. Tôi cũng dần hiểu ra vì sao đến giờ mẹ vẫn còn thích đun bếp củi... 
 LỮ HỒNG
 
Ứng dụng Báo Gia Lai đã lên 2 kho ứng dụng:
 - Google Play: http://bit.ly/2PcYBHy
 - App Store: https://apple.co/2W9SmGa

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.