Bệnh bạch hầu bùng phát mạnh lại Kon Tum sau 11 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bệnh bạch hầu bùng phát mạnh trở lại tại tỉnh Kon Tum từ tháng 10 sau 11 năm không có ca bệnh mới, với 2 trường hợp tử vong.
Sáng nay (20/11), bác sĩ Ngô Đây, Trưởng Khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết, tất cả 4 em học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Đăk Tô nhập viện cấp cứu cách đây 6 ngày đều có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn bạch hầu.
 
4 em học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Đăk Tô đang điều trị cách ly.
Khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum đã tiếp nhận 4 bệnh nhân, gồm: Y Huyên, Nguyễn Thị Bé, A Sứ và Y Nga đều là học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Đăk Tô. Các em nhập viện trong tình trạng có biểu hiện đau họng, ho khan, sốt nhẹ, họng có giả mạc... Kết quả xét nghiệm của Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên xác định, cả 4 em đều dương tính với vi khuẩn bạch hầu.
Ngay sau khi phát hiện ổ dịch bạch hầu tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Đăk Tô, ngành y tế tỉnh Kon Tum đã thực hiện việc xử lý môi trường ổ dịch; tiêm vaccine, cấp thuốc phòng bệnh bạch hầu cho trên 300 học sinh của trường. Nhà trường cũng đã thực hiện một số biện pháp cách ly, theo dõi ngăn ngừa bệnh cho các em học sinh.
Những ngày gần đây bệnh bạch hầu tại tỉnh Kon Tum đang tiếp tục có diễn biến phức tạp. Bác sỹ Ngô Đây, Trưởng Khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết, hiện tại Khoa đang điều trị cho 10 bệnh nhân, trong đó 7 bệnh nhân dương tính với vi khuẩn bạch hầu. Khó khăn nhất trong công tác điều trị cho bệnh nhân là cùng với việc chưa có huyết thanh kháng độc tố bạch hầu thì Khoa đang còn phải chịu áp lực quá tải bệnh nhân.
“Tại khoa Y học Nhiệt đới ở Bệnh viện nhỏ, chỉ tiêu chỉ có 20 giường, nhưng thực tế số bệnh nhân trong thời gian gần đây vượt gấp rưỡi cho đến gấp đôi. Hiện bệnh nhân mắc bạch hầu hoặc theo dõi bạch hầu đã chiếm hết 3 phòng bệnh. Kháng độc tố bạch hầu tới bây giờ cũng chưa có và không có trên toàn quốc chứ không phải riêng bệnh viện Kon Tum”, bác sĩ Ngô Đây nói.         
Sau 11 năm không không ghi nhận ca bệnh, tháng 10 vừa qua bệnh bạch hầu bùng phát mạnh trở lại tại tỉnh Kon Tum, với 2 trường hợp tử vong. Các địa phương trong tỉnh có bệnh nhân bị bệnh bạch hầu gồm 3 huyện: Đăk Hà, Đăk Tô và Tu Mơ Rông
Khoa Điềm (VOV.VN)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.