Bắt 2 nhân viên công ty lâm nghiệp để mất rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
2 nhân viên bảo vệ rừng ở Kon Tum bị bắt về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Trước đó, trên lâm phần 2 nhân viên này bảo vệ đã xảy ra vụ phá rừng với khối lượng gỗ thiệt hại là hơn 60m3 gỗ.
Ngày 22-10, nguồn tin của Báo Người Lao Động cho biết Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Ia Hdrai, tỉnh Kon Tum đã khởi tố, bắt tạm giam ông Trần Thể Định (26 tuổi) và ông Trương Văn Vững (29 tuổi, là nhân viên bảo vệ rừng Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ia Hdrai, tỉnh Kon Tum) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Việc khởi tố này đã được cơ quan công an thông báo cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ia Hdrai.

Hiện trường vụ phá rừng ở tỉnh Kon Tum
Hiện trường vụ phá rừng ở tỉnh Kon Tum
Các ông Trần Thể Định và Trương Văn Vững được giao bảo vệ rừng 2 tiểu khu 708, 709, huyện Ia Hdrai, tỉnh Kon Tum. Vào tháng 3, tại 2 tiểu khu này đã xảy ra vụ phá rừng quy mô lớn với khối lượng gỗ thiệt hại là hơn 60m3.
Sau khi xảy ra vụ phá rừng ở 2 tiểu khu này, cả 2 ông Định và Dững bị điều về công ty để phục vụ điều tra, không tiếp tục phụ trách 2 tiểu khu.
Theo Hoàng Thanh (NLĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Tối 24/9, UBND tỉnh tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”.
Tổng cục Quản lý thị trường xác minh vụ tố cáo quản lý thị trường Kon Tum giữ xe trái luật

Tổng cục Quản lý thị trường xác minh vụ tố cáo quản lý thị trường Kon Tum giữ xe trái luật

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) đã ra quyết định thụ lý tố cáo và thành lập đoàn kiểm tra, xác minh nội dung công dân tố cáo một số hành vi vi phạm của công chức Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum liên quan đến vụ tạm giữ xe chở hàng có dấu hiệu trái luật.
"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.