Bảo Lộc: Phát hiện bộ xương người trong rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong lúc đi rừng thì 2 người dân đã phát hiện chiếc võng dù bên cạnh gốc cây lớn, kiểm tra sơ bộ thì phát hiện bộ xương người đã khô.
Khu vực phát hiện bộ xương người nằm trong rừng sâu, từ đầu đèo Bảo Lộc phải mất hơn 2 giờ đồng hồ đi bộ mới tiếp cận được hiện trường.

Khu vực phát hiện bộ xương người nằm trong rừng sâu, từ đầu đèo Bảo Lộc phải mất hơn 2 giờ đồng hồ đi bộ mới tiếp cận được hiện trường.

Sáng 1/11, theo sự dẫn đường của 2 người dân đến từ huyện Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận), cơ quan chức năng TP Bảo Lộc và xã Đại Lào đã mất hơn 2 giờ đồng hồ vượt gần 10 km đường rừng tiếp cận hiện trường vụ phát hiện bộ xương người.

Vị trí phát hiện bộ xương người được xác định nằm bên cạnh một gốc cây cổ thụ gần bờ suối trong rừng sâu thuộc Tiểu khu 477 (xã Đại Lào, TP Bảo Lộc), tiếp giúp với địa phận xã Đoàn Kết (huyện Đạ Huoai).

Trước đó, vào ngày 31/10, cơ quan chức năng xã Đại Lào (TP Bảo Lộc) tiếp nhận tin báo từ 2 người dân xã Đức Phú (huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) về việc họ phát hiện bộ xương người nói trên trong lúc vào rừng hái măng.

Chiếc ba lô màu đỏ phát hiện bên cạnh bộ xương

Chiếc ba lô màu đỏ phát hiện bên cạnh bộ xương

Sau khi tiếp cận hiện trường, cơ quan chức năng bước đầu ghi nhận, nhiều khả năng nạn nhân đã tử vong nhiều tháng. Toàn bộ thi thể đã phân hủy chỉ còn lại bộ xương khô. Cùng với chiếc võng dù, bên cạnh còn có một ba lô màu đỏ, bên trong đựng một số tư trang cá nhân nghi là của nạn nhân. Tuy nhiên, cơ quan chức năng không phát hiện bất cứ giấy tờ tùy thân nào của nạn nhân.

Hiện, cơ quan chức năng TP Bảo Lộc và xã Đại Lào đang bảo vệ hiện trường chờ Công an tỉnh Lâm Đồng và lực lượng pháp y có mặt để tổ chức khám nghiệm hiện trường phục vụ công tác điều tra, xác minh danh tính và làm rõ nguyên nhân tử vong.

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.