"Bàn tay vàng" Nguyễn Văn Hải

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- 20 năm gắn bó với cây cao su, anh Nguyễn Văn Hải (Đội 15, Công ty TNHH một thành viên 74, Binh đoàn 15) không chỉ là người thợ có “bàn tay vàng”, cán bộ Công đoàn xuất sắc mà còn có nhiều việc làm thiết thực giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
Trong buổi tuyên dương, khen thưởng các tập thể và cá nhân xuất sắc trong phong trào “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” giai đoạn 2014-2019 vừa được Công ty 74 tổ chức, chúng tôi rất ấn tượng với thành tích của anh Nguyễn Văn Hải-thợ cạo mủ cao su của Đội 15.
 Anh Nguyễn Văn Hải hướng dẫn kỹ thuật cạo mủ cao su cho công nhân đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: V.H
Anh Nguyễn Văn Hải hướng dẫn kỹ thuật cạo mủ cao su cho công nhân đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: V.H

    Thượng tá Nguyễn Văn Hùng-Giám đốc Công ty 74: “Trong điều kiện sản xuất kinh doanh của đơn vị gặp nhiều khó khăn, nhưng thu nhập của anh Hải vẫn đạt cao. Điều đó minh chứng rằng nếu công nhân gắn bó với vườn cây, coi tài sản của công ty như của gia đình, cùng nhau chăm lo lao động sản xuất thì thu nhập sẽ rất ổn định”.           


Anh Hải sinh ra và lớn lên ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Năm 1999, sau khi tốt nghiệp THPT, biết Công ty 74 đang tuyển công nhân nên anh quyết tâm xin vào làm việc. Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi, đến năm 2001, Hải đã được Công ty ký hợp đồng giao khoán chăm sóc và khai thác 5 ha cao su. Nói về những ngày đầu làm quen với cây cao su trên đất Tây Nguyên, anh kể: “Lúc ở quê, tôi chưa biết cao su là cây gì. Vào đây thấy những cánh rừng cao su bạt ngàn, lúc đầu, tôi cũng thấy choáng ngợp nhưng sau đó quyết tâm dù khó khăn đến mấy cũng phải học cạo mủ cao su cho bằng được. Những ngày đầu chập chững với đường cạo, tôi được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn tận tình, đồng thời học hỏi những công nhân đi trước. Cùng với đó, tranh thủ ngày nghỉ, tôi tìm những cây cao su không còn thu hoạch mủ nữa để tập cạo”. Với sự nỗ lực ấy, giờ đây, anh Hải đã trở thành công nhân cạo mủ xuất sắc của Đội 15, được tặng nhiều bằng khen và giấy khen trong các cuộc thi cạo mủ. Thu nhập của anh là minh chứng cho điều này khi mà những năm gần đây giá mủ cao su xuống thấp, đời sống công nhân gặp nhiều khó khăn nhưng năm 2018, tiền lương bình quân của anh vẫn luôn đạt 12 triệu đồng/tháng, cao gần gấp đôi so với các công nhân khác.
Không chỉ là người thợ khai thác mủ cao su giỏi, anh Hải còn năng nổ, nhiệt tình trong các hoạt động của đơn vị. Năm 2007, anh vinh dự được kết nạp vào Đảng. Từ năm 2013 đến nay, anh đều đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Bên cạnh đó, anh còn là công nhân làm kinh tế gia đình giỏi. Hàng ngày, sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở đơn vị, anh cùng vợ chăm sóc 2 ha cao su, gần 1 ha cà phê và 600 trụ hồ tiêu. Mỗi năm, gia đình anh thu nhập hơn 120 triệu đồng (đã trừ chi phí).
Nhắc đến anh Hải, nhiều người ở Công ty 74 còn kể về rất nhiều việc làm ý nghĩa của anh để giúp đỡ các công nhân có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, thực hiện chủ trương “Gắn kết hộ” của Đảng ủy Công ty, từ năm 2006, gia đình anh Hải đã gắn kết với hộ ông Rơ Lan Binh (làng Bía Ngó, xã Ia Chía, huyện Ia Grai). Trước đây, ông Binh có hơn 4 ha đất nhưng do không áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên cuộc sống luôn khó khăn. Ông Binh kể: “Nhà mình đông con, mặc dù nhiều đất nhưng không biết chăm sóc cây nên luôn thiếu ăn. Nhờ có phong trào gắn kết hộ, Hải đã sang hướng dẫn mình chọn cây giống, rồi ra rẫy cùng gia đình cày đất, làm cỏ, chăm sóc cây trồng. Mỗi ngày sau khi hoàn thành việc cạo mủ, Hải đều sang giúp đỡ gia đình mình từ làm hàng rào, trồng rau, rồi hướng dẫn làm chuồng chăn nuôi, nhà vệ sinh. Khi nhà mình thiếu đói thì Hải mang gạo sang cho và giúp gia đình phân bón để chăm sóc cây trồng. Nhờ vậy, gia đình mình đã thoát nghèo, nhà cửa khang trang, sạch đẹp như hôm nay”.
Nhận xét về công nhân Nguyễn Văn Hải, Thượng tá Nguyễn Văn Hùng-Giám đốc Công ty 74-cho biết: Trong số hàng ngàn công nhân của đơn vị thì anh Hải là một trong những công nhân tiêu biểu. Không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, anh còn là điển hình tiêu biểu trong phong trào “Gắn kết hộ”-một chủ trương lớn của Binh đoàn nhằm giúp các hộ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
 VĨNH HOÀNG-XUÂN TIẾN

Có thể bạn quan tâm

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Tối 24/9, UBND tỉnh tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”.
Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

“Nhiều người hỏi nay làm gì, mình nói ở nhà bán bánh kem online. Ngay lập tức, nhiều người quen và bạn bè ngạc nhiên: “Học cho đã rồi đi bán bánh”. Họ đâu biết rằng nghề bánh cho mình thu nhập gấp 10 lần thời còn làm ở góc văn phòng”, chị Hoài Thương nói.