Bạn có đang mắc những sai lầm này khi nuôi dạy con?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không ôm con, không chụp ảnh cùng con, không xem con diễn văn nghệ... Những điều nhiều cha mẹ cho là nhỏ nhặt ấy lại có ảnh hưởng đến con sau này.
Ảnh: Greater Brockport
Ảnh: Greater Brockport
Dành ít thời gian cho con
Bất kỳ đứa trẻ nào cũng cần có sự tiếp xúc thường xuyên với những người trưởng thành để có thể phát triển, học hỏi những kỹ năng sống. Đối tượng đầu tiên và thường xuyên nhất chính là cha mẹ trẻ.
Thế nhưng, nhiều cha mẹ hiện nay đang ngày càng có thêm lý do để ít dành thời gian cho con hơn. Một vài trường hợp sẵn sàng bật tivi, nhét vào tay con chiếc điện thoại để có thể "rảnh tay" làm việc của mình.
Thời gian chơi cùng con ngày một ít đi. Một ngày nào đó, bạn sẽ nhận ra rằng đứa trẻ của mình đã lớn, và chúng đang sống cuộc sống của mình mà không phụ thuộc vào bạn nữa. Vì vậy, hãy cố gắng gần gũi, chơi với con nhiều hơn. Hãy trở thành những người bạn của nhau để hiểu và hướng chúng đến một cuộc sống tinh thần vui vẻ.
Việc chơi những trò chơi sáng tạo cùng con cũng sẽ giúp bạn phát hiện ra khả năng đặc biệt của trẻ và tìm được hướng để chúng phát huy thế mạnh của mình.
Không thường xuyên ôm con
Các nhà khoa học đã chứng minh tầm quan trọng của những cái ôm đối với cả sức khỏe tinh thần và thể chất con người. Và sẽ thật tuyệt khi được ôm con của chính mình.
Đôi khi, cha mẹ không làm điều này vì nhiều lý do, một trong số ấy là "sợ chúng nhõng nhẽo hơn". Nhưng một đứa trẻ thì lớn rất nhanh, chúng sẽ lớn lên và không để bạn ôm nữa.
Vì vậy, hãy tận hưởng những khoảnh khắc ấy trong khi bạn vẫn có thể.
Không chụp ảnh cùng con
Đây là vấn đề thuộc về sở thích mỗi gia đình. Sẽ chẳng có gì xấu nếu bạn không chụp ảnh hay quay video cùng con. Nó cũng sẽ không ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của trẻ, phẩm chất đạo đức hoặc sức khỏe thể chất của chúng. 
Nhưng rất có thể trong tương lai, bạn sẽ muốn chia sẻ những cảm xúc về những khoảnh khắc quý giá nhất của cuộc đời mình với con cái khi chúng trưởng thành. Nhiều cha mẹ đã thực sự hối tiếc vì không lưu giữ những khoảnh khắc đó.
Quá nghiêm khắc với con
Ảnh: B.S
Ảnh: B.S
Nhiều người giữ suy nghĩ "yêu cho roi cho vọt", nên thường tỏ ra rất nghiêm khắc với con. Họ tin rằng cần phải uốn nắn, răn đe trẻ bằng cách quát mắng, các hình phạt nặng, thậm chí là đòn roi thì trẻ mới ngoan ngoãn và có khuôn phép.
Đó thực sự là vấn đề lớn! Sự nghiêm khắc có thể khiến trẻ ngoan ngoãn nghe lời nhưng có thể bạn sẽ nhận lại được tác động ngược: chúng sẽ trở nên ương ngạnh, lì đòn. Và tất nhiên mối quan hệ của bạn và trẻ cũng xấu đi.
Không lắng nghe ý kiến ​​của con
Đây là sai lầm nhiều người mắc phải. Họ cho rằng "lời trẻ con nói không đáng tin" và không đủ kiên nhẫn để nghe hết ý kiến của con mình.
Bạn có bao giờ tự hỏi một đứa trẻ lớn lên sẽ thế nào nếu lời nói của chúng không được lắng nghe, ý kiến không được ghi nhận và luôn có người khác quyết định hộ?
Hãy để con bạn lựa chọn và bày tỏ ý kiến ​​của riêng mình. Tốt hơn là thảo luận về mong muốn của chúng và giải thích mọi thứ hơn là bỏ qua và bắt chúng phải nghe theo quyết định của bạn.
Không làm cho con vui vẻ
Những kỷ niệm đẹp từ thời thơ ấu là những thứ quý giá nhất mà không ai có thể lấy đi từ chúng ta. Một đứa trẻ có tuổi thơ yên bình và nhiều niềm vui sẽ có nhiều trải nghiệm mới, dễ dàng thích nghi với cuộc sống khi trưởng thành hơn.
Thời gian làm cho con vui vẻ cũng giúp cha mẹ gần gũi nhau hơn. Vì vậy, hãy tìm cách làm cho cuộc sống của bạn thú vị hơn bằng cách tạo niềm vui cho con và cho chính mình.
Nghe theo lời khuyên của người khác
Mỗi đứa trẻ có tính cách và sở thích khác nhau, đòi hỏi những cách giáo dục khác nhau.
Các chuyên gia giáo dục, những người lớn tuổi... thường đưa ra lời khuyên nuôi dạy con cái. Nhưng bạn cần nhớ lời khuyên đó có thể hiệu quả với đứa trẻ này nhưng có thể không phù hợp với đứa khác.
Bạn hiểu rõ con bạn hơn ai hết. Bạn có thể nghe người khác khuyên nhưng không nhất thiết phải áp dụng cho con mình.
Không có mặt trong những thời khắc quan trọng của cuộc đời con
Một số điều có vẻ không quan trọng với người lớn nhưng lại rất đặc biệt với trẻ em. Ví dụ: sinh nhật, buổi biểu diễn ở trường, buổi cắm trại…Trẻ luôn cần có một người lớn ở bên cạnh vào những lúc như thế.
Trẻ sẽ có cảm giác được yêu thương, quan tâm hơn khi bạn có mặt trong những thời khắc ấy.
Minh Hải (Theo Brightside/TTO)

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.