Bài cuối: Lo xa để tránh họa gần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong cả hệ thống đảo của ta trong quần đảo Trường Sa, cùng với An Bang, Thuyền Chài, Tốc Tan, Phan Vinh..., có một đảo có cái tên thật... huyền thoại, đó là đảo Tiên Nữ. Trước khi “hành quân” đến những điểm đảo theo lịch trình của chuyến đi, chúng tôi đến Tiên Nữ vào một bình minh của ngày giữa tháng tư...
Nói về đảo Tiên Nữ, trong nhật ký chuyến đi tôi có ghi một đoạn như thế này: “Đêm, lại một đêm nữa con tàu neo đậu trên vùng biển mênh mông sao trời và sóng nước. Phía mờ xa kia về hướng Đông đã thấy nhấp nhô phần đảo có tên là Tiên Nữ. Bây giờ (sáng sớm 15-4) thì chúng tôi đã có mặt ở đây rồi. Đây cũng là hòn đảo san hô- nhiều mỏm đá nổi tự nhiên khi triều xuống, người ta nói ở đây là nơi duy nhất trên vùng biển này nhìn thấy mặt trời mọc đầu tiên mỗi sớm...
Đảo Tiên Nữ. Ảnh: B.H
Đảo Tiên Nữ. Ảnh: B.H
Cách nay chừng mấy trăm năm, ngư dân của mình đã có mặt ở đây, lấy đây làm nơi trú ngụ khi hành nghề cá tôm ngoài khơi mỗi khi biển động, bởi thế nên mới có sự gặp được các nàng tiên xuống vui đùa như là chốn bồng lai này trên mặt nước. Chuyện xưa về những nàng tiên mà các chàng trai chài lưới đã từng gặp và từng nhận được sự giúp đỡ, cưu mang; hơn thế nữa các tiên nữ còn đem may mắn ban phát cho con người... Và bây giờ cũng thế, ai đến đảo này cũng đều gặp nhiều điều may mắn, vì thế làm cho nhiều chàng trong đoàn công tác lần này vì lý do chính đáng mà không vào được đảo phải đợi nơi con tàu neo đậu, tiếc ơi là tiếc”.
Theo chuyện kể, ngày xưa có một người con gái xuất hiện giữa trùng khơi, và kể từ ấy, nàng mang bình yên đến cho biển, cho người làm ăn quanh vùng đảo này... cho nên người xưa đặt tên là đảo Tiên Nữ. Tiên Nữ nằm cách không xa lắm giữa các đảo Phan Vinh, Núi Le, Tốc Tan. Chiều dài của đảo trên 9 km, rộng 8 km. Thềm san hô bao quanh đảo rộng đến trên 500 mét; phía trong vành đai san hô có kích thước 7,5 km x 3,4 km. Theo một số tài liệu thì vùng biển quanh khu vực Tiên Nữ rất sâu, có chỗ sâu đến 3.000 mét, là một trong những điểm đảo có vị trí vô cùng quan trọng trên mọi lĩnh vực, bởi thế cho nên có kẻ luôn rình rập, dòm ngó; các chiến sĩ ta cho biết những năm gần đây tàu “lạ” luôn xuất hiện và ta luôn để ý để xua đuổi chúng ra khỏi vùng biển của mình.

Những ngày tiếp theo của hành trình đã định, chúng tôi có mặt ở nhiều điểm đảo như: Núi Le, Tốc Tan, Phan Vinh, Trường Sa Đông, Đá Tây, Trường Sa lớn rồi Đá Lát, vùng biển Bạch Hổ. Thật sự thấy yên lòng khi mà đã đến tận nơi chứng kiến được những gì ở quần đảo Trường Sa từ những người lính nơi đây thay mặt cho đất liền ngày đêm canh giữ trời biển của quê hương. Họ yêu biển, yêu đảo theo cách riêng của người lính.

Một góc đảo Phan Vinh. Ảnh: B.H
Một góc đảo Phan Vinh. Ảnh: B.H
Công việc mỗi ngày là công việc của tất cả những ngày; trên đầu là trời, dưới chân là biển, giữa trời và biển những người lính quá nhỏ nhoi về thể chất, nhưng tinh thần của họ dành cho đất nước thì không hề nhỏ. Các anh nhìn thấy được tầm quan trọng như thế nào của biển Đông nói chung và biển đảo của ta nói riêng, bảo vệ, giữ lấy nó là chuyện thường xuyên, thường nhật bằng chính tấm lòng và con tim của người lính. Kẻ thù rình rập ngày đêm, chúng có thể lại dùng những thủ đoạn nham hiểm cướp giật của ta từng hòn đảo nhỏ nếu mình sơ hở, lơ là không cảnh giác triệt để. Ấy cũng là điều của sự “biết lo cái lo ở xa, sẽ tránh được cái lo ở gần”, câu mà người phương Đông thường lấy nó làm điều răn trong cuộc sống.
Hôm ở đảo Trường Sa lớn, trong những câu chuyện với các chiến sĩ, tôi lại biết thêm được nhiều chuyện về đảo, về những người dân và người lính đảo... Có một chàng trai xứ Bắc nhưng lại là chàng rể “tương lai” của Gia Lai, bạn này rất bịn rịn khi chia tay với chúng tôi trong đêm để lại phải ra biển; còn có một đồng hương xứ Quảng tên Tài nữa, cũng thế, phải chia tay để còn có nhiệm vụ... Thế đấy, xa xôi, cách trở là thế, yêu quê hương, đồng hương là thế, nhưng công việc mà các anh gọi là nhiệm vụ ấy nhất định không thể bỏ bê dù chỉ ít phút thôi. Đáng tự hào biết bao về những chàng trai trẻ quê ta!
Đêm 20-4 là một đêm tưng bừng giao lưu giữa những cán bộ chiến sĩ trên tàu với đoàn công tác của chúng tôi. Đang ở giai đoạn... “cao trào”, Phan Đăng- một nhà báo trẻ đến từ Hà Nội, đọc một bài thơ mới làm về Trường Sa trong chuyến công tác này làm xúc động nhiều người. Những gì thơ “nói” một lần nữa cho chúng ta điều khẳng định về lớp trẻ với công cuộc giữ nước là đúng lắm- họ không phụ lòng tổ tiên, không phụ lòng những lớp lớp người đi trước đã mở cõi và dựng nước!
Vùng biển Bạch Hổ về đêm như một thành phố, sáng bừng những giàn khoan, những con tàu đánh bắt hải sản... làm tôi suy nghĩ đến nhiều điều mung lung và sâu xa rất khó nói; biển bây giờ là vàng, là những đống vàng- hiện hữu chứ không phải là tiềm năng như ai đó hay nói.
Ảnh: B.H
Ảnh: B.H

Đêm càng về khuya, biển như thấu hiểu lòng tôi, cũng buồn buồn xao xao, những con sóng nhỏ từng đợt từng đợt ngắn vỗ vào mạn tàu rồi dội ra biển cả để lại những chùm bọt trắng vàng lên dưới ánh sáng chiếu xuống từ những ngọn đèn của những con tàu và những giàn khoan gần đó.

Từ phía xa khơi kia, giờ này những chàng lính biển trẻ trung gan dạ vẫn đang vững tay súng canh giữ biển trời. Cách đây mấy hôm, dưới cái nắng đặc trưng của biển, tôi chứng kiến một chàng lính trẻ- Phạm Văn Ngọc, quê Hải Dương- đang một mình trên tháp đảo. Anh nói với tôi là đang trong giờ làm nhiệm vụ, nếu không sẽ kể chuyện nhiều hơn về quê mình, rồi về đảo nữa cho... chú nghe. Chàng trai mới chỉ đôi mươi mà trông rất từng trải với dãi dầu sương gió, không chỉ riêng anh, những người lính đảo tôi đã gặp trong chuyến công tác này đều thế cả. Dạn dày và cứng cỏi lắm!

Trên boong tàu, vọng lại một lần nữa tiếng hát như ẩn giấu một điều gì ấy khi rất gần gũi lúc lại xa xăm... “nơi anh đóng quân là một vùng đảo nhỏ...” của ca sĩ Châu Hằng. Tôi chợt nhớ lại hôm trên đảo Phan Vinh, Hằng nói rất nhỏ và chỉ cho tôi một anh lính vừa hát chung với Hằng “thấy thế mà em vừa cầm tay anh ấy anh ấy run lên bần bật...”, rồi mắt Hằng như ẩn chứa điều gì thật con gái, từ đó nước mắt cứ như chực ứa ra và nghe giọng hát này hôm nay tôi đoán Hằng cũng đã ở vào “tình thế” như bữa nọ rồi!
Bích Hà

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.