Bài cuối: Cần giải pháp hữu hiệu trong quản lý giết mổ gia súc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tính đến thời điểm này, công tác giết mổ gia súc ở đô thị loại II như TP. Pleiku vẫn chưa được kiểm soát. Điều này khiến người dân không khỏi lo lắng về an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường…

Kiểm soát giết mổ: Làm đằng… ngọn!

Công tác kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm được giao cho Trạm Thú y TP. Pleiku đảm trách. Trên thực tế, Trạm chưa thực hiện lăn dấu kiểm soát giết mổ. Vì vậy gia súc kể từ khi các chủ lò mổ mua về nuôi nhốt đến khi giết thịt đưa ra chợ bán chưa hề được theo dõi, kiểm soát về dịch bệnh. Điều này không loại trừ có cả gia súc bị chết, bị bệnh hoặc đang ủ mầm bệnh vẫn được giết mổ rồi đem ra chợ bán hàng ngày.

 

Cơ sở giết mổ gia súc tập trung đầu tiên của TP. Pleiku. Ảnh: N.T
Cơ sở giết mổ gia súc tập trung đầu tiên của TP. Pleiku. Ảnh: N.T

Vừa qua, Trạm Thú y đã hợp đồng thêm cán bộ thú y cơ sở để làm nhiệm vụ lăn dấu kiểm dịch ở 13 chợ trên địa bàn. Tuy nhiên cách làm này chỉ là kiểm soát đằng ngọn bởi đã không thực hiện đúng như Quyết định số 87/2005 ngày 26-12-2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc “Ban hành quy trình kiểm soát giết mổ động vật”. Cụ thể gia súc phải có giấy xác nhận về vệ sinh thú y, kiểm dịch, phải đưa đến cơ sở giết mổ ít nhất 6 giờ đồng hồ và được cán bộ thú y, kiểm dịch viên theo dõi, khám kiểm tra kỹ càng cả trước, trong và sau khi giết mổ… Bà Nguyễn Thị Linh Chi-Trạm trưởng Trạm Thú y thành phố thừa nhận do lực lượng mỏng, các lò mổ trải rộng trên nhiều địa phương, lại hoạt động vào ban đêm nên công tác kiểm soát giết mổ gặp nhiều khó khăn.

Có lẽ vì thế nên từ đầu năm đến nay đơn vị không phát hiện được một trường hợp nào thịt heo, bò bán tại chợ bị nhiễm bệnh. Ông Trần Văn Tư-Trưởng ban Quản lý Trung tâm Thương mại Pleiku cho hay, có 2 cán bộ thú y lăn dấu kiểm phẩm thịt heo, bò hàng đêm ở chợ. Tuy nhiên “mỗi đêm xe thồ chở heo vào chợ nườm nượp, có những xe ba gác chở đến 2-3 tạ nên cán bộ thú y thường chỉ lăn dấu được những con nằm chồng bên trên còn bên dưới rất khó thực hiện; mà chỉ lăn dấu kiểm phẩm không thôi thì không tin lắm về độ an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng ngừa dịch bệnh”-ông Tư nói.

Trong 9 tháng qua, Trạm Thú y thành phố lăn dấu kiểm phẩm được 29.810 con heo và 4.560 con trâu, bò (bình quân 110 con heo và 16 con trâu, bò/ngày, chiếm tỷ lệ 20% tổng số heo, bò thực tế được giết mổ). Điều này có nghĩa là có trên 80% lượng thịt vẫn được người dân mua về hàng ngày chưa qua kiểm phẩm và không ai dám chắc chắn rằng bên trong thứ thịt đó lại không tiềm ẩn nhiều mầm dịch bệnh nguy hiểm.  

Xây dựng lò giết mổ tập trung

Mới đây, UBND TP. Pleiku đã khởi thảo dự án xây dựng lò giết mổ tập trung trên địa bàn. Theo đề án trên, TP. Pleiku sẽ xây dựng 2 lò giết mổ gia súc tập trung tại phường Đống Đa và phường Chi Lăng. Quy mô mỗi lò có diện tích 8.000 m2; giết mổ 120 con heo và 15 con bò/ngày đêm; mỗi lò xây dựng đầy đủ các hạng mục công trình khép kín đảm bảo các điều kiện của quy trình giết mổ gia súc. Tổng kinh phí dự ước cả 2 lò mổ khoảng 14 tỷ đồng. Dự thảo cũng đề xuất thành lập ban quản lý lò giết mổ gia súc tập trung TP. Pleiku, là đơn vị sự nghiệp có thu để quản lý các lò giết mổ gia súc tập trung. Sau khi xây dựng xong sẽ khoán cho một số hộ tư nhân bao thầu thuê toàn bộ mặt bằng, hộ này có  quyền được giết mổ thuê cho các hộ khác. Ban quản lý chịu trách nhiệm quản lý chung, cấp thoát nước, xử lý nước thải, vệ sinh chung, tiền thuê mặt bằng tính trên đầu gia súc... bảo quản, sử dụng cơ sở hạ tầng do Nhà nước đầu tư.

Có thể khẳng định rằng chủ trương giết mổ gia súc tập trung của TP. Pleiku là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng ở phường Đống Đa đang có sẵn một lò mổ gia súc tập trung của gia đình ông Vũ Thế Kỳ. Lò được xây dựng bài bản, có năng lực giết mổ 150 con heo, bò/ngày đêm, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện giết mổ, chuồng nhốt gia súc, vệ sinh thú y, xử lý môi trường… Chính quyền thành phố nên sử dụng lại cơ sở này để tránh lãng phí và dùng kinh phí để xây dựng thêm 1 lò mổ ở khu vực phường Hội Phú hoặc Ia Kring.

Đức Phương-Nguyễn Tú

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.