Bài 3: Lập kỳ tích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhìn từ xa, con đường như một dải lụa vắt ngang trên các đồi núi trập trùng, uốn lượn quanh co theo các triền dốc, đẹp như một bức tranh vẽ. Ít ai có thể ngờ rằng, từ một con đường “dân kêu trời không thấu”, chỉ trong vòng hơn 1 năm, gần 600 km đường Hồ Chí Minh đã trở thành “kỳ tích” khi thi công thần tốc vượt tiến độ 18 tháng, đáp ứng sự mong mỏi, chờ đợi của hàng ngàn hộ dân sống dọc theo tuyến đường này.


Bắt đầu từ năm 2007, dự án đầu tư nâng cấp đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên đã được khởi động. Tuy nhiên, do đang trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, nhiều nhà thầu gặp khó khăn về tài chính nên hoạt động cầm chừng, thi công trì trệ khiến con đường này trở nên nhầy nhụa hơn.
 

Nhà thầu gắn biển bảo hành khẳng định chất lượng thi công. Ảnh: M.D
Nhà thầu gắn biển bảo hành khẳng định chất lượng thi công. Ảnh: M.D

Dự án ngổn ngang, tai nạn chực chờ

Trong trí nhớ của nhiều người dân sống dọc tuyến đường này, trước đây, nhiều đoạn đường xuống cấp nghiêm trọng, “nát như ruộng cày” không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến xe cộ lưu thông mà còn gây không ít phiền toái đối với cuộc sống. Dự án được thi công ì ạch, giậm chân tại chỗ trong thời gian dài, tắc đường cục bộ diễn ra thường xuyên, “mưa lầy, nắng bụi”. Nhà nhà đóng kín cửa, hàng quán giăng bạt tứ phía, phủ kín trên đó là bùn đất lem luốc bởi một màu đất đỏ.

Anh Phạm Thế Kiệt-phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đak Lak) nhớ lại: Từ trước Trường Đại học Tây Nguyên đến ngã ba Duy Hòa chưa đầy 3 km nhưng làm 6-7 năm mà vẫn chưa xong. Đất đá bắn vào nhà, hàng quán cứ thế cũng ế ẩm theo do tiến độ thi công ì ạch của con đường. “Suốt những tháng mưa, chúng tôi phải dùng những bao tải đất xếp thành đê cao để ngăn nước tràn vào nhà nhưng mỗi khi trời mưa lớn, những vị khách không mời-đất, cát, đá cứ thế thi nhau vào nhà”-anh Kiệt nói.

Còn bà Nguyễn Thị Chẹn-ấp 2, xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) không giấu được vẻ mặt đầy thất vọng khi nói về con đường trước đây. Trước khi thi công, đoạn đường này không bị đọng nước, ngập nước. Thế nhưng sau khi đơn vị thi công đào 2 bên đường, nước không thoát được nên chỉ vài cơn mưa đầu mùa, đoạn đường này biến thành những cái ao gây nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại. Hàng trăm cái bẫy là những ổ gà, ổ voi nằm dưới đoạn đường ngập nước chờ người đi đường sập bẫy.

“Tôi cũng không nhớ nổi mình đã chứng kiến bao nhiêu vụ tai nạn giao thông ở đoạn đường này. Có người tự té do sụp ổ gà, ổ voi, có người gặp tai nạn do tránh xe tải, xe ô tô; nhẹ thì gãy tay chân, nặng thì chấn thương sọ não”-bà Chẹn nói.

 

Phó Thủ tường Hoàng Trung Hải nghe báo cáo tiến độ thi công dự án đường Hồ Chí Minh.
Phó Thủ tường Hoàng Trung Hải nghe báo cáo tiến độ thi công dự án đường Hồ Chí Minh.

Chính vì vậy, chỉ trong quý I-2010, đường Hồ Chí Minh đoạn từ xã Đồng Tâm, huyện Đồng Phú đến xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) đã xảy ra 9 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 10 người chết, 5 người bị thương, 3 vụ ùn tắc giao thông kéo dài (trong đó có vụ ùn tắc giao thông kéo dài 13 giờ). Nguyên nhân chủ yếu là do đơn vị thi công dự án nâng cấp đường Hồ Chí Minh từ thị xã Đồng Xoài đi Đak Nông đào đất cả 2 bên đường sâu từ 40 cm đến 60 cm mà không có biển báo hiệu công trường đang thi công, không có rào chắn, không dọn sạch đất và san lấp mặt đường sau khi đào.

Do vậy, UBND tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo Sở Giao thông-Vận tải tiến hành kiểm tra xử lý, buộc các đơn vị thi công khắc phục ngay các điểm gây mất an toàn giao thông; tạm ngưng ngay các hạng mục đang thi công trên tuyến đường để bổ sung rào chắn, biển báo hiệu và có giải pháp đảm bảo an toàn giao thông theo quy định.

 

Đường Hồ Chí Minh có chiều dài 663 km từ Đak Giôn (Kon Tum) đến Chơn Thành (Bình Phước).
Đường Hồ Chí Minh có chiều dài 663 km từ Đak Giôn (Kon Tum) đến Chơn Thành (Bình Phước).

Nhớ lại quãng thời gian thi công, ông Nguyễn Tiến Dũng-Tổng Giám đốc Công ty cổ phần BOT và BT Đức Long Gia Lai-chia sẻ: Khi thi công cũng là lúc mùa mưa Tây Nguyên bắt đầu, kéo dài từ 5 đến 6 tháng nên trong thời gian này chúng tôi chủ yếu tập kết sẵn vật liệu, làm công tác giải phóng mặt bằng, chuẩn bị máy móc-thiết bị chờ đến mùa khô thì mới triển khai thi công cả ngày lẫn đêm.
“Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt cũng là bài toán nan giải; giao thông ùn tắc cục bộ là điều không tránh khỏi. Mặt khác nhiều nhà thầu do khó khăn về kinh tế nên chỉ thi công chiếu lệ, cầm chừng, mang tính đối phó không đảm bảo tiến độ càng khiến cho đường sá trở nên nhầy nhụa hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân”-ông Dũng cho biết.

 

Ông Lâm Văn Hoàng-Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh: Năm 2014, đường Hồ Chí Minh đồng loạt thi công trở lại sau thời gian dài ách tắc do gặp khó khăn về tài chính. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành vào cuối năm 2016, nhưng Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đã họp bàn quyết định phải hoàn thành dự án này vào giữa năm 2015. Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền các tỉnh, sự đồng tình ủng hộ của người dân nên chỉ trong một thời gian ngắn, khối lượng giải phóng mặt bằng khổng lồ đã được bàn giao khoảng 420 km với diện tích đất thu hồi gần 140 ha.

Kỳ tích đường Hồ Chí Minh

“Để đảm bảo tiến độ thi công cho dự án, chúng tôi đã mạnh tay chấm dứt hợp đồng, cắt bớt khối lượng công việc của những nhà thầu, nhà đầu tư yếu kém, thi công chậm tiến độ để thay thế, bổ sung bằng những nhà thầu đủ năng lực hơn”-ông Lâm Văn Hoàng-Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh-khẳng định. Chính vì vậy, qua quá trình triển khai quyết liệt và xử lý mạnh mẽ thì ý thức, nhận thức của các nhà đầu tư chuyển biến rõ nét nên đã đưa dự án băng về đích, vượt tiến độ theo yêu cầu.

 

Dự án đường Hồ Chí Minh được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đánh giá là công trình cơ bản đạt yêu cầu về chất lượng.
Dự án đường Hồ Chí Minh được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đánh giá là công trình cơ bản đạt yêu cầu về chất lượng.

Để giải quyết nguồn nguyên liệu đá, trước mùa mưa 2014, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đã họp tất cả nhà thầu, nhà cung cấp vật liệu đá để lên biểu đồ cung cấp vật liệu từng tháng, đảm bảo trong mùa mưa phải cung cấp đủ đá, các nhà thầu tập kết vật liệu ra công trường nhằm tạo đà cho dự án bứt phá tiến độ trong mùa khô. Cách làm này vừa đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho dự án, vừa có thời gian kiểm soát chất lượng, đồng thời tránh việc đội giá thành nguyên vật liệu.“Nhiều mỏ đá, giấy phép đã hết hạn khai thác, chúng tôi buộc phải báo cáo Bộ Giao thông-Vận tải, xin ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Chính phủ đặc cách cho gia hạn thêm thời gian khai thác để lấy nguồn đá cung cấp cho các dự án thi công”-ông Hoàng nói.

Cũng theo ông Hoàng, đây chính là một trong những bước đột phá trong thi công được Bộ Giao thông-Vận tải, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh chỉ đạo đối với các đơn vị, nhà đầu tư, nhà thầu, đơn vị tư vấn để triển khai đồng bộ nên dự án về đích trước thời hạn 18 tháng. Quan điểm của Bộ Giao thông-Vận tải là phải đẩy nhanh tiến độ, đường thông sớm chừng nào tốt chừng ấy, nhanh nhưng phải kiểm soát, giám sát chặt chẽ về chất lượng. Đơn vị nào làm sai, hoặc nghi ngờ kém chất lượng thì buộc phải đào lên làm lại.

 

Nhìn con đường được trải nhựa láng bóng trước mặt, anh Nguyễn Đức Dương-thị xã Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước)-cũng không ngờ rằng giấc mơ của mình có ngày cũng trở thành hiện thực. “Sau khi đường được nâng cấp sửa chữa xong thì việc làm ăn của cửa hàng cũng trở nên thuận lợi hơn rất nhiều, không còn tình trạng ế ẩm như trước đây”-anh Dương phấn khởi nói.

Cũng giống như anh Dương, ông A Ia-làng Đak Nớ, xã Đak Pét, huyện Đak Glei (tỉnh Kon Tum) nhận xét: “Từ khi con đường được làm mới, cuộc sống của người dân làng mình dần được cải thiện, việc đi lại thuận lợi hơn, nông sản làm ra được thương lái đến tận nhà mua chứ không thuê xe chở đi bán như trước đây, nhờ đó mà thu nhập cũng tăng lên đáng kể, con cái đến tuổi đều được đi học chữ…”.

Minh Dưỡng-Hồng Thi-Minh Triều

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.