Bài 2: Sống chung với… ô nhiễm (!)

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dù mới đưa vào sử dụng từ năm 1997 đến nay nhưng kết cấu hạ tầng Trung tâm Thương mại Pleiku đã xuống cấp trầm trọng. Đáng nói nhất là môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của những người kinh doanh buôn bán trong chợ lẫn khách hàng.
Vừa bước chân vào phòng làm việc của Ban Quản lý Trung tâm Thương mại (TTTM) Pleiku, một đồng nghiệp của tôi đã nhăn mặt, khó chịu vì mùi hôi bốc lên từ khu vực kinh doanh hàng tươi sống. Thấy vậy, ông Trần Văn Tư- Trưởng ban Quản lý TTTM Pleiku, phân bua: “Chưa ăn thua gì. Những ngày nắng nóng hay mưa dầm, mùi hôi còn nặng hơn. Khu làm việc của Ban Quản lý nằm ở tầng 2 nên cũng đỡ hôi hơn, không như những hộ kinh doanh phía dưới, đặc biệt là khu vực hàng tươi sống”. “Mỗi lần vào chợ tôi phải xắn quần lên vì sợ nước bẩn, nhiều khi về đến nhà là phải thay luôn bộ đồ vì mùi hôi ám vào. Dạo này tôi thường đi siêu thị, đắt một chút mà sạch sẽ. Cần lắm mới ghé qua chợ”- chị Hương (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) cho biết.
Khu giết mổ gia cầm. Ảnh: L.L
Khu giết mổ gia cầm. Ảnh: L.L
Ngay phía bên phải cổng chợ là khu hàng cá, dưới sạp cá rãnh nước ứ đọng, đen ngòm, ruồi nhặng bay vù vù. Hầu hết cống rãnh đều không có nắp đậy và thường bị tắc bởi rác. Đi sâu vào, mùi phân heo, phân gà nồng nặc. Rẽ sang phải là nhà vệ sinh công cộng, lụp xụp, tối đen… Ngay trước cổng nhà vệ sinh, những sạp cá tươi vẫn được bày bán, thậm chí có người còn vô tư ăn uống.

Một khu vực ô nhiễm nữa là khu giết mổ gia cầm (mặc dù TTTM không có quy hoạch lò giết mổ gia cầm). Chị Giang- một người làm nghề mổ gà, vịt dường như cũng nhận biết đây là “điểm nóng” được chú ý đặc biệt nên khi thấy tôi giơ chiếc máy ảnh lên thì chị vội vàng cầm chiếc chổi quét mớ lông gà dồn vào một góc. Một chút bối rối, chị giãi bày: “Hầu như đoàn nào đến kiểm tra cũng ghé qua đây, ngại lắm… Biết là ô nhiễm, là không đảm bảo vệ sinh nhưng chẳng thể làm gì hơn”. Theo quan sát của chúng tôi, khu giết mổ tự phát này có diện tích khoảng 10 m2 và luôn có từ 5 đến 6 người phụ nữ túc trực mổ gà cùng 2 lò đun nước sôi lúc nào cũng bốc khói, trên nền vương vãi túi ni lông, thau chậu, lông gà, phân gà trông nhớp nhúa, tanh tưởi… Vậy mà khi làm việc với Ban Quản lý TTTM, ông Trần Văn Tư vẫn một mực khẳng định: “Thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm(?)”. Cũng theo ông Tư, vi phạm kiểu này rất khó phát hiện người vi phạm đặt lò trên một chiếc xe di động, nếu thấy Ban Quản lý tới là đẩy đi. Thực tế, khu giết mổ gà, vịt này tồn tại một cách ngang nhiên, các lò đun nước còn được thiết kế kiên cố ống khói hẳn hoi, và Ban Quản lý TTTM vẫn thu phí môi trường bình thường (!).
Bản thân người tiêu dùng cũng góp phần không nhỏ trong việc tiếp tay cho hành vi vi phạm các dịch vụ này tồn tại. Bởi lẽ, mua gà phải còn sống và làm thịt luôn ngay tại chợ cho tiện. Nhiều người không ngại bẩn đứng chờ chỉ để chứng kiến tận mắt con gà mình mua không bị đổi, đánh tráo…
Chị Lê Thị Bút (phường Ia Kring- TP. Pleiku) đang đợi làm gà cho biết: “Làm gà ở đây nửa yên tâm, nửa không yên tâm”. Và chị lý giải yên tâm vì trực tiếp nhìn thấy con gà mình mua, còn không yên tâm vì nơi làm gà mất vệ sinh. Nhưng dù sao chị vẫn chọn mua gà kiểu này hơn là mua gà làm sẵn, bởi chúng không tươi và thường là gà công nghiệp ăn không ngon.
Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận một thực tế đó là TTTM Pleiku có đúng như tên gọi của nó hay đây chỉ là một cái chợ nằm ở trung tâm thành phố, để rồi sau 13 năm hoạt động, vấn đề môi trường vẫn còn lỗ hổng. Cũng theo ông Trần Văn Tư, mới đây Đoàn thanh tra Sở Công thương đã yêu cầu đổi tên TTTM thành chợ vì xét theo quy chuẩn thì nó vẫn chưa đảm bảo là một TTTM.
Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.