Bài 2: Rừng vẫn bị xâm hại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những giải pháp của cơ quan chức năng trong thời gian qua vẫn chưa thể giữ được sự bình yên cho những cánh rừng. Rừng trên địa bàn tỉnh vẫn đối diện với tình trạng xâm hại trái phép.

 
Ông Nguyễn Văn Dạng-Chủ tịch UBND xã Ia Le, huyện Chư Pưh thừa nhận: Nạn phá rừng trên địa bàn xã để lấy đất làm nương rẫy diễn ra hết sức phức tạp. Qua 16 đợt kiểm tra thực trạng rừng từ đầu năm đến nay, xã phát hiện 5 vụ có dấu hiệu phá rừng làm nương rẫy, tổng diện tích đất rừng bị xâm hại là 9,7 ha. Đáng quan tâm là hầu hết các trường hợp xâm canh thuộc diện dân di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc vào và một số hộ dân ở các huyện lân cận. Tình trạng xâm lấn đất rừng trên địa bàn xã tiếp tục “nóng” lên khi các hộ dân lợi dụng việc Công ty Lê Khanh buông lỏng quản lý phần đất tỉnh giao trồng rừng kết hợp chăn nuôi để xâm lấn đất rồi bán cho các hộ dân từ tỉnh Đak Lak với tổng diện tích 4 ha. Một số hộ dân từ các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Sóc Trăng đến xã Ia Le tìm mua đất rừng trái phép tại tiểu khu 1132, 1133, 1141 đã được UBND tỉnh giao cho Công ty Trường Thịnh sử dụng vào mục đích trồng rừng kết hợp chăn nuôi. Các chủ mới của phần đất sang nhượng bất hợp pháp tranh thủ khai hoang lấn chiếm thêm đất rừng để mở rộng diện tích canh tác lên đến 22 ha. Không chỉ tại xã Ia Le, tình trạng tranh chấp, xâm lấn trái phép đất rừng còn xảy ra ở hầu hết các xã của huyện Chư Pưh với mức độ khác nhau. Theo lãnh đạo xã Ia Phang, qua công tác giải quyết tranh chấp đất giữa 61 hộ dân với Công ty Xây dựng-Thương mại 289, đã phát hiện 4 trường hợp lén canh tác trái phép trên đất rừng.


Số vụ và diện tích đất rừng bị xâm lấn thuộc lâm phần quản lý của các chủ rừng trên địa bàn huyện Ia Pa lớn hơn huyện Chư Pưh. Trưởng ban Quản lý Rừng phòng hộ Chư Mố-ông Nay Ú thừa nhận: Từ năm 2005 đến nay, lâm phần thuộc đơn vị quản lý đã xảy ra 59 trường hợp người dân lấn chiếm đất rừng trái phép, với tổng diện tích 6,8 ha. Còn lãnh đạo Ban Quản lý Rừng phòng hộ Ayun Pa cũng không che giấu sự thật khi cho biết: Tại lâm phần thuộc sự quản lý của đơn vị đã xảy ra 125 vụ lấn chiếm đất rừng trái phép, tổng diện tích bị lấn chiếm là 79,5 ha. Chưa hết, theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm huyện Ia Pa, trong 5 năm (2005-2010), năm nào trên địa bàn huyện cũng xảy ra tình trạng người dân lén phá rừng lấy đất sản xuất; năm nhiều xảy ra 7 vụ, ít 2 vụ. Diện tích đất rừng bị lấn chiếm ít nhất là 0,4 ha, nhiều lên đến 33,67 ha, đã làm thiệt hại trên 70 ha đất rừng. Mới đây, tại tiểu khu 235, làng Ngó 3, xã Ia Ka, huyện Chư Pah, người dân địa phương đã lén “giải phóng” gần 1 ha rừng thông trên 10 năm tuổi để lấy đất trồng mì.

Chưa thể đưa ra con số chính xác diện tích đất rừng bị biến thành đất sản xuất trái phép của từng địa phương, song thực trạng này đang diễn ra ở hầu hết các địa phương có rừng. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-ông Kpă Thuyên chỉ ra nguyên dẫn đến tình trạng xâm hại trái phép đất rừng xuất phát từ nhu cầu đất sản xuất của người dân tại chỗ và dân di cư tự do từ các tỉnh, thành khác đổ về. Việc bảo vệ tài nguyên rừng càng khó khăn hơn khi xu thế thị trường thích sử dụng đồ gỗ, thú chơi cây cảnh như hiện nay. Có cung ắt có cầu, “lâm tặc” tận dụng mọi thủ đoạn xâm nhập vào rừng khai thác, vận chuyển trái phép gỗ; hình thành điểm nóng khai thác, vận chuyển gỗ trái phép tại khu vực đường biên giới, giáp ranh tỉnh bạn. Ông Nguyễn Văn Cậy-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kon Chiêng (huyện Mang Yang) bức xúc: Tại địa bàn Công ty đứng chân, xưởng cưa gia đình mọc lên như nấm sau mưa; nhà nhà mở xưởng cưa “thu mua” gỗ, người dân tại chỗ “núp dưới danh nghĩa mưu sinh” xâm nhập vào rừng chặt gỗ về bán cho các cơ sở này. Một số trường hợp sử dụng xe độ chế  không có giấy tờ ngang nhiên vận chuyển gỗ trái phép.

Xâm chiếm đất rừng, khai thác vận chuyển gỗ trái phép đang trở thành vấn đề “nóng” tại các địa phương có rừng. Hậu quả từ năm 2005 đến nay, tài nguyên rừng bị thất thoát gần 14.030 m3 gỗ tròn, gỗ xẻ từ nhóm 1 đến nhóm 8, hơn 6.141 kg động vật hoang dã. Hàng trăm ha đất có rừng bị triệt tiêu để chuyển thành đất trồng cây ngắn và dài ngày trái phép. Sự tàn phá trên đã làm tài nguyên rừng suy giảm đáng kể.
Quang Văn-Anh Khoa

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.