Bài 2: Khi nhà thầu thiếu năng lực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khách quan nhìn nhận, thời gian qua, một số dự án giao thông có quy mô lớn được giao cho những nhà thầu không đủ năng lực. Trước khi Nghị định 15 về quản lý chất lượng công trình xây dựng được ban hành (trong đó có quy định đưa thông tin cụ thể của nhà thầu lên mạng) thì các nhà thầu tự do kinh doanh, tự do đăng ký hành nghề, rất khó thẩm định năng lực. Chỉ cần bỏ thầu giá rẻ là trúng thầu. Cuối cùng “sản phẩm” làm ra không đáp ứng được yêu cầu.

Công trình cầu Công viên Văn hóa các dân tộc tỉnh đang dang dở. Ảnh: H.D
Công trình cầu Công viên Văn hóa các dân tộc tỉnh đang dang dở. Ảnh: H.D

Pháp luật không quy định bắt buộc nhà thầu phải đăng ký năng lực thông qua các cơ quan quản lý nhà nước, do đó việc kiểm soát năng lực nhà thầu là rất khó. Các nhà thầu khi trúng thầu đều cam kết sẽ thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra và chỉ bộc lộ yếu kém khi dự án không hoàn thành đúng tiến độ.

Theo báo cáo của Sở Giao thông-Vận tải, tỉnh lộ 663 chậm tiến độ là do công trình không được bố trí vốn liên tục (các năm 2010, 2011 không được bố trí vốn) làm ảnh hưởng đến kế hoạch thi công, phải giãn tiến độ để không gây nợ đọng. Thêm nữa, dự toán lập năm 2009 đến nay chưa được điều chỉnh giá. Năm 2013, công trình được bố trí đủ vốn để hoàn thành nhưng trong tình hình khó khăn chung, các doanh nghiệp xây dựng giao thông chưa tập trung được nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ, trong đó có Công ty TNHH Hoàng Nhi.

Tuy nhiên qua giám sát cho thấy, tỉnh lộ 663 là tuyến giao thông huyết mạch nên ngay từ đầu, tỉnh đã chủ động nguồn vốn cho nhà thầu thi công công trình. Có điều năng lực của nhà thầu kém, không chịu tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ dẫn đến công trình bị chậm, buộc phải cắt vốn, đồng thời gia hạn nhiều lần. Mặc dù được UBND tỉnh gia hạn về thời gian và bố trí vốn kế hoạch năm 2013 là 14,5 tỷ đồng nhưng nhà thầu vẫn không khẩn trương thi công và tiếp tục yêu cầu được điều chỉnh giá.

Công trình cầu bắc qua sông Ba được xây dựng nối liền trung tâm huyện Ia Pa với các xã phía Đông gồm: Ia Broăi, Ia Tul, Chư Mố và Ia Kdăm... Tổng mức đầu tư gần 58,2 tỷ đồng từ nguồn vốn JICA và vốn đối ứng. Công trình khởi công tháng 3-2011, theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào tháng 10-2012 và đã được UBND tỉnh gia hạn tiến độ đến ngày 31-12-2013.

Đến nay, nhà thầu thi công-Công ty cổ phần Xây dựng Công trình 510 đã được giải ngân 35.726,039 triệu đồng, khối lượng thực hiện ước tính 65% so với giá trị hợp đồng. Nguyên nhân công trình chậm tiến độ là do quá trình thi công, đơn vị gặp rất nhiều khó khăn về công tác khoan cọc nhồi do tầng địa chất phức tạp. Theo thiết kế trước đây, việc đóng cọc nhồi chỉ mất 2 ngày/cọc nhưng khi đi vào thực tế, phải mất từ 16 đến 18 ngày mới khoan xong một cọc.

Theo ông Nguyễn Văn Hán-Phó Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng Công trình 510 thì: “Công trình đã thi công xong cống thoát nước, đúc xong 36/36 dầm; thực hiện được 60/62 cọc khoan nhồi; lao dầm được 2 nhịp; hoàn thành 2/9 nhịp bản mặt cầu, khối lượng ước tính 63%. Chắc chắn công trình sẽ hoàn thành trước tháng 12-2013”.

Tuy vậy, không thể không đặt ra câu hỏi về năng lực thực sự của đơn vị này khi là một đơn vị chuyên thi công các công trình cầu, đường lại không thể lường được những khó khăn có thể xảy ra trong quá trình thi công, dẫn đến lúng túng trong xử lý, khiến công trình chậm tiến độ.


Tình hình cũng chẳng khá hơn đối với công trình cầu Công viên Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai. Theo đánh giá của Đoàn giám sát HĐND tỉnh, công trình bị ỳ ạch là do công tác huy động ban đầu của nhà thầu chậm trễ, nhân lực, máy móc không đảm bảo yêu cầu. Hiện tại, vướng mắc lớn nhất là hạng mục thanh văng cường độ cao. Thanh văng cường độ cao là loại vật liệu đặc chủng, không sản xuất đại trà.

Trong quá trình thi công, nhà thầu đã tìm kiếm và tham khảo thị trường loại vật liệu này và được các nhà sản xuất trả lời đã ngưng sản xuất, buộc phải đặt hàng từ nước ngoài rồi vận chuyển về Việt Nam. Ngoài ra, việc chậm tiến độ khiến giá thành vật liệu, chi phí nhân công so với thời điểm bắt đầu triển khai dự án thay đổi và chênh lệch rất lớn. Sở Giao thông-Vận tải phải đề nghị UBND tỉnh cho phép điều chỉnh giá với tổng mức đầu tư công trình là trên 37 tỷ đồng.

Lý do tăng là do bù giá nhân công, mức lương tối thiểu từ 730.000 đồng lên 830.000 đồng (theo Nghị định 108/2010/NĐ-CP của Chính phủ), rồi tăng lên 1.400.000 đồng (theo Nghị định 70/2011/NĐ-CP); bù chi phí vật liệu theo Thông tư 09/2008/TT-BXD của Bộ Xây dựng; bù chi phí thanh văng do vật liệu này được đặt mua ở nước ngoài, được tính bằng USD (tại thời điểm mua).

Nghị định 15 của Chính phủ bắt buộc các nhà thầu phải đăng ký thông tin minh bạch để kiểm soát thông tin năng lực. Nếu nhà thầu nào không đăng ký sẽ không cho tham gia bỏ thầu. Hy vọng đây sẽ là một cuộc thanh lọc, nhanh chóng loại bỏ những nhà thầu kém năng lực để mỗi dự án đưa vào triển khai sẽ không chịu cảnh ì ạch chỉ vì nhìn nhầm nhà thầu.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm