Bài 1: Hoạt động buôn lậu vẫn còn diễn biến phức tạp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mặc dù thời gian qua, các cơ quan chức năng đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý mạnh đối với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại... Tuy nhiên, tình trạng hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại vẫn tiếp diễn với phương thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi.

Hàng lậu vẫn tràn vào thị trường
 

Doanh thu của chương trình Hàng Việt về nông thôn khá thấp. Ảnh: Lê Lan
Doanh thu của chương trình Hàng Việt về nông thôn khá thấp. Ảnh: Lê Lan

Sau nhiều năm yên ắng, tình trạng buôn lậu thuốc lá (chủ yếu thuốc Jet và Hero) lại đang nổi lên tại Gia Lai với quy mô lớn và nghiêm trọng, trong đó đáng nói nhất là vụ tàng trữ 44.060 bao thuốc lá điếu nhập lậu tại nhà số 106 Duy Tân, phường Diên Hồng, TP. Pleiku vào ngày 16-7-2014. Với mức độ nghiêm trọng của vụ án, 5 đối tượng gồm: Lê Hồng Hà, Đồng Thị Thừa, Lê Tiến Phát, Trần Minh Tuấn, Huỳnh Đức Linh đã bị khởi tố hình sự về tội mua bán, tàng trữ hàng cấm.

Thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu thuốc lá cũng ngày càng tinh vi hơn. Để che giấu hàng cấm, chúng đã ngụy trang bằng cách cho thuốc lá vào trong các thùng gỗ và bao đựng phế liệu để trên mui xe hoặc cất giấu trong nhà khi nào khách có yêu cầu mới đi lấy để bán hòng qua mặt cơ quan chức năng. Tuy nhiên, bằng nghiệp vụ sắc bén, lực lượng Quản lý Thị trường tỉnh đã phát hiện và xử lý nhiều vụ. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014, đơn vị đã tịch thu gần 40.000 bao thuốc lá lậu và gần đây nhất (ngày 30-7-2014) là vụ bắt giữ 6.500 bao thuốc lá điếu nhập lậu trên ô tô khách mang BKS 77B-007.29 do ông Nguyễn Phú (trú tại thị xã An Khê) điều khiển.

Ông Phan Minh Túc-Phó Giám đốc Sở Công thương, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Thị trường cho biết: Trong 9 tháng năm 2014, Chi cục phát hiện và xử lý 1.274 vụ, Trong đó có 4 vụ về hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc; phạt tiền 9,9 triệu đồng, tịch thu 4 chiếc máy tính casio, 246 chiếc phụ tùng xe máy các loại, 195 gói bột giặt đóng gói, 115 gói dầu gội các loại; 660 chiếc bàn chải đánh răng… “Hàng hóa của nước ngoài có mẫu mã đẹp, giá rẻ, cùng với tâm lý mua sắm của người tiêu dùng đã tạo cơ hội cho tình trạng buôn bán hàng lậu. Hơn nữa, lợi nhuận từ buôn lậu cao nên dự báo trong thời gian tới hoạt động buôn lậu vẫn còn diễn biến phức tạp”-ông Túc nhận định.

Tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ), tình trạng buôn lậu cũng diễn biến khá phức tạp. Ông Vũ Duy Thắng-Đội trưởng Đội Kiểm soát Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum cho biết: Từ đầu năm đến nay, đội đã phát hiện và xử lý 5 vụ, trong đó có 3 vụ liên quan đến thuốc lá lậu, 2 vụ liên quan đến gỗ; tịch thu 2.980 gói thuốc lá và 3,512 m3 gỗ các loại.

Phạt nặng nhưng vẫn liều

 

Niêm phong cột đo nhiên liệu vi phạm. Ảnh: Lê Lan
Niêm phong cột đo nhiên liệu vi phạm. Ảnh: Lê Lan

Nhiều vụ gian lận trong kinh doanh xăng dầu bị cơ quan chức năng phát hiện và bị xử phạt với mức phạt khá cao, có vụ lên đến hàng trăm triệu đồng. Một số cửa hàng vi phạm còn bị tịch thu cột bơm nhiên liệu, rút giấy phép kinh doanh và bị dư luận lên án, tẩy chay... Tuy vậy, dường như liều thuốc xử phạt nặng trên vẫn chưa đủ mạnh, tình trạng gian lận trong kinh doanh xăng dầu gia tăng, chủ yếu là hành vi tác động vào phương tiện đo để điều chỉnh sai số của phương tiện đo vượt quá giới hạn sai số cho phép, với thủ đoạn tinh vi đó là chỉ cần ngắt cầu dao điện là có thể xóa sạch dấu vết. Từ đầu năm đến nay, nhiều cơ sở kinh doanh xăng dầu đã bị xử phạt như: Đại lý bán lẻ xăng dầu-Công ty TNHH Bắc Biển Hồ (TP. Pleiku) bị xử phạt và truy thu trên 130 triệu đồng, tịch thu 1 cột đo nhiên liệu điện tử, 1 giấy chứng nhận kiểm định và tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu 1 tháng; cửa hàng xăng dầu Hiền Hòa (huyện Chư Sê) bị xử phạt và truy thu 151 triệu đồng, tịch thu 2 cột đo nhiên liệu điện tử, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu 3 tháng. Cũng với lỗi trên, cửa hàng bán lẻ xăng dầu Văn Cường (huyện Kông Chro) bị phạt tiền và truy thu số tiền thu lợi bất hợp pháp 224 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu 3 tháng, tịch thu 3 cột đo nhiên liệu vi phạm…
 

Trong 9 tháng năm 2014, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh đã chỉ đạo kiểm tra và xử lý 2.548 vụ; thu nộp ngân sách nhà nước trên 54,879 tỷ đồng, trong đó thu phạt hành chính trên 17,897 tỷ đồng, phạt và truy thu thuế trên 29,775 tỷ đồng, trị giá hàng hóa tịch thu trên 7,206 tỷ đồng.

Ngoài ra, tình trạng vận chuyển gỗ trái phép qua biên giới vẫn tiếp diễn, các hành vi buôn bán hàng giả có chiều hướng gia tăng nhất là đối với mặt hàng đồng hồ, mũ bảo hiểm; hành vi gian lận thương mại trong ngành thuế cũng đáng báo động… Cụ thể, lực lượng Quản lý Thị trường đã xử phạt 3 cơ sở kinh doanh đồng hồ về hành vi buôn bán đồng hồ giả mạo nhãn hiệu với số tiền 38 triệu đồng, tịch thu 60 chiếc đồng hồ; tạm giữ 975 chiếc mũ bảo hiểm có dấu hiệu xâm phạm kiểu dáng công nghiệp; ngành Thuế tỉnh đã xử lý 79 vụ với số tiền xử phạt trên 9,7 tỷ đồng…

Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.