Bài 1: Giúp nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiến thắng ngày 7-1-1979 đã giải thoát người dân Campuchia khỏi họa diệt chủng, đồng thời đó cũng là minh chứng cho tình hữu nghị, đoàn kết giữa nhân dân và quân đội hai nước Việt Nam-Campuchia. Đã 35 năm trôi qua, nhưng ký ức về những năm tháng làm nghĩa vụ quốc tế vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những cựu chiến binh Việt Nam

Thảm họa diệt chủng

Ngày 17-4-1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, nhân dân Campuchia chưa kịp vui mừng thì ngay ngày hôm sau, Pôl Pốt đã thực hiện chính sách hết sức dã man và tàn ác: chúng đuổi nhân dân, giết hại đồng bào, lập trại lính, sử dụng các hình thức giết hại nhân dân Campuchia... Đối với nhân dân Việt Nam, tập đoàn phản động Pôl Pốt-Iêng Xary cũng đã có những hành động tàn bạo, cướp bóc tài sản, giết hại và xua đuổi 500.000 Việt kiều về nước. Ngày 4-5-1975, một toán quân Khmer Đỏ đột kích đảo Phú Quốc. 6 ngày sau, quân Khmer Đỏ đánh chiếm và hành quyết hơn 500 dân thường ở đảo Thổ Chu…

Bộ đội tình nguyện Việt Nam và lực lượng cách mạng Cam-pu-chia phối hợp đánh địch (Ảnh tư liệu)
Bộ đội tình nguyện Việt Nam và lực lượng cách mạng Cam-pu-chia phối hợp đánh địch (Ảnh tư liệu)

Trước sự tàn bạo, man rợ của tập đoàn phản động Pôl Pốt-Iêng Xary, Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia đã ra lời kêu gọi các nước: “Hãy cứu giúp chúng tôi, không phải chỉ cứu giúp mấy vạn người tị nạn mà phải cứu giúp cả một dân tộc”. Trước sự kêu gọi khẩn thiết của chính quyền, người dân Campuchia, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ và chuyên gia tình nguyện Việt Nam có mặt tại Campuchia làm nghĩa vụ quốc tế cao cả.

Cựu chiến binh Nguyễn Đình Thiện (xã Biển Hồ, TP. Pleiku) chia sẻ: “Thời tiết ở các tỉnh Đông Bắc Campuchia vô cùng khắc nghiệt, mùa khô thì sông suối cạn kiệt, cây cối khô héo; mùa mưa nhiều vùng bị cô lập, đường sá không thể đi lại; lương thực của bộ đội chủ yếu là lương khô và bo bo. Không ít cán bộ, chiến sĩ tình nguyện đã hy sinh. Dù vậy, tất cả những người lính tình nguyện đều được quán triệt nghiêm khắc, không được lấy dù là cây kim sợi chỉ của người dân Campuchia”. Ông Thiện tiếp lời: “Chúng bắt, giết phụ nữ xong còn lột hết đồ đạc và phơi thây; nếu chúng bắt được người lính tình nguyện Việt Nam, sau khi giết chúng còn cài lựu đạn vào lưng xác chết (vì chúng biết sẽ có người đến lấy xác-P.V)…”. Không chỉ giết người, phơi thây, bọn Pôl Pốt còn vứt xác chết xuống các giếng nước nhằm triệt luôn nguồn nước uống của người dân-nhất là trong mùa khô.

Ký ức của những cựu binh

 

Ông Lâm Huế (bên phải) trong những năm tháng ở Campuchia (Ảnh chụp lại)
Ông Lâm Huế (bên phải) trong những năm tháng ở Campuchia (Ảnh chụp lại)

Chúng tôi tìm đến nhà ông Lâm Huế (57 Nguyễn Đức Cảnh, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) vào một buổi chiều muộn. Ở vào cái tuổi “xưa nay hiếm”, song ký ức về những năm tháng cùng kề vai sát cánh với chính quyền, nhân dân Campuchia vẫn vẹn nguyên trong tâm trí ông. Ông nhớ lại: “Trước khi tổng tấn công giải phóng Campuchia, đồng chí Lê Đức Thọ đã vào phổ biến nhiệm vụ, động viên các lực lượng Mặt trận 1978 đúng giờ G toàn tuyến biên giới từ Bắc-Nam tổng tấn công về phía bên kia. Trong ngày 7-1-1979, tôi (lúc đó là Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai-P.V) chỉ huy mặt trận tham gia cùng chủ lực Quân khu và Mặt trận 1978 đánh thẳng vào giải phóng Ban Lung (thủ phủ của tỉnh Rattanakiri).

Sau đó, lực lượng vũ trang tỉnh Gia Lai tiếp tục đánh lên Pô Keo và phối hợp cùng một số tiểu đoàn quản lý khu vực mình đã giải phóng, đồng thời dẫn đường cho chủ lực đánh lên tỉnh Stung Treng. Mình đánh đến đâu, địch bỏ chạy đến đó. Nhưng có một nguy hiểm đó là bọn Pôl Pốt chúng gài mìn ở khắp nơi khiến nhiều anh em đi trinh sát địa hình bị dính mìn; hoạt động lẻ tẻ của bọn tàn quân Pôl Pốt cũng khiến lực lượng của ta thương vong nhiều”.

Có mặt trên đất nước chùa Tháp ngay từ những năm 1970, cựu chiến binh Vũ Hồng Sáu (74 Tô Vĩnh Diện, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) đã có rất nhiều kỷ niệm với đất nước này. Tháng 5-1970, khi đó ông Sáu là lính của Đoàn 2211 đặc công Bộ Tư lệnh 305 (Bộ Quốc phòng), có nhiệm vụ sang giúp chính quyền Campuchia chống lại bọn phản động đang muốn lật đổ Xihanuc, đồng thời giải phóng 3 tỉnh: Pret Vihear, Rattananiki, Munđunkiri. Sau khi giải phóng thành công 3 tỉnh Đông Bắc và giúp bạn ổn định, giữ vững 3 tỉnh, đến tháng 11-1970 đơn vị nhận lệnh rút quân về nước. Gần 7 năm sau, ông Sáu-lúc bấy giờ là Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 25 (Bộ Chỉ huy Quân sự Đak Lak) tham gia đánh địch lấn chiếm, khu vực biên giới giữa Đak Lak với tỉnh Munđunkiri.

Nói về trận đánh đáng nhớ nhất trong suốt thời gian thực hiện nhiệm vụ quốc tế, ông Sáu kể: 11 giờ, ngày 30-12-1984, Tư lệnh Quân khu 5 lệnh cho các đơn vị: Sư đoàn 2, Trung đoàn 95 (Sư 307) và Sư đoàn 315 tấn công vào khu vực tỉnh Pép Úm của Thái Lan. Đây là nơi Pôl Pốt, FULRO và thổ phỉ đóng quân. Lúc này, bọn Pôl Pốt đã được chi viện hàng ngàn tấn súng đạn với ý định là tiếp tục dùng số vũ khí đó để giải phóng các tỉnh Đông Bắc. Sau khi tập kích vào khu vực Pép Úm, quân ta giải phóng toàn bộ khu vực ngã ba biên giới, tiêu diệt hàng trăm tên địch và thu hàng ngàn tấn súng đạn.

Phương Dung

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.