Áp dụng "4 không" để giữ gìn hạnh phúc gia đình

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Muốn có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc rất cần một số quy tắc trong cách hành xử để tránh những cuộc cãi vã không cần thiết.

 

Ảnh cắt từ clip.
Ảnh cắt từ clip.



Bí quyết giữ gìn hôn nhân không quá khó khăn, nếu đôi bên biết cách áp dụng nguyên tắc “4 không” dưới đây. Tham khảo và cố gắng áp dụng trong cuộc sống lứa đôi, bạn sẽ thấy mọi thứ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Không đổi ngôi xưng khi cãi nhau

Về cơ bản, nguyên tắc này nhằm đảm bảo vợ chồng dù có bất đồng quan điểm, có cãi nhau lớn đi chăng nữa càng cần cố gắng dùng ngôi xưng “vợ/ chồng” hoặc “anh/ em”.

Tránh tuyệt đối việc đổi ngôi thành “tao/ mày”, “con này/ thằng kia”… sẽ khiến sự việc trở nên căng thẳng và đôi khi là khó cứu vãn.

Không nên lôi gia đình vào cuộc

Nguyên tắc này rất nên nghiêm túc thực hiện bởi mọi chuyện cần phải rõ ràng, không nên lôi kéo bất cứ ai vào cuộc cãi vã. Đặc biệt không được đưa bố mẹ, anh chị em hay người thân thiết của đối phương ra chỉ trich hay xúc phạm.

Nguyên tắc này rất cần được ghi nhớ tránh trường hợp “cả giận mất khôn” sẽ khiến câu chuyện trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Không kể lể chuyện nhà cho người khác

Nhiều trường hợp, sau khi hai vợ chồng cãi vã thì chồng (hoặc vợ) sẽ ra ngoài đường để tìm bạn bè tâm sự… Đây là hành động tưởng là hữu hiệu nhưng không hoàn toàn đúng, có thể những lời khuyên nhận được lại có phản ứng ngược so với những gì mà bản thân bạn mong muốn.

Bạn bè sẽ bênh vực quan điểm của bạn nhưng chưa chắc họ hiểu đúng cốt lõi của câu chuyện. Những lời khuyên đôi khi sẽ khiến cho sự hiểu lầm của vợ chồng bạn tăng cao hơn và càng khó có cách giải quyết, hoặc cứu vãn tình thế.

Không chạy về “mách” gia đình

Bên cạnh việc tìm bạn bè tâm sự, trường hợp gọi điện hay chạy về “mách” với gia đình đối phương sẽ khiến chạm vào lòng tự ái của vợ/ hơn. Việc nhều lần nhờ gia đình, đặc biệt là phụ huynh can thiệp vào câu chuyện của mình sẽ khiến mọi thứ trở nên phức tạp.

Hạn chế tối đa nhất có thể đến sự can thiệp của gia đình, dù cho đó là bố mẹ hay anh chị em ruột thịt. Một mối quan hệ bền vững và dài lâu là cần đến sự sẻ chia, thấu hiểu giữa 2 người mà thôi.

 

https://laodong.vn/tham-thi/ap-dung-4-khong-de-giu-gin-hanh-phuc-gia-dinh-800306.ldo

Theo Lê Hương (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

Trong báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế cho biết dự luật sẽ không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng mà trao quyền quyết định cho mỗi gia đình, gắn với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.