Niềm vui nước sạch về làng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày này, người dân làng Đak Bêt (xã Đak Trôi, huyện Mang Yang) và làng Ia Sâm (xã Ia Rong, huyện Chư Pưh) rất phấn khởi khi nhận bàn giao công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Từ nay, người dân sẽ không còn phải lo lắng về việc thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô.
Đak Trôi và Ia Rong là 2 trong số 12 vùng khan hiếm nước sạch trên địa bàn tỉnh được Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung thuộc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường) hỗ trợ thực hiện dự án “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nguồn nước”. Đặc biệt, tại làng Đak Bêt (xã Đak Trôi) và làng Ia Sâm (xã Ia Rong), từ nhiều năm nay, người dân chủ yếu lấy nước từ các trạm cấp nước nhỏ lẻ, giếng đào để phục vụ sinh hoạt. Tuy nhiên, vào những tháng cao điểm của mùa khô, các công trình này thường cạn kiệt nguồn nước, người dân phải ra suối lấy nước về dùng. 
 Người dân làng Đak Bêt (xã Đak Trôi, huyện Mang Yang) lấy nước từ công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Ảnh: N.D
Người dân làng Đak Bêt (xã Đak Trôi, huyện Mang Yang) lấy nước từ công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Ảnh: N.D
Từ ngày 13 đến 19-4, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung đã lắp đặt trạm cấp nước sạch có công suất 200 m3/ngày đêm tại làng Đak Bêt và Ia Sâm. Công trình gồm giếng khoan sâu khoảng 100 m, nước được bơm lên bồn lắng, qua hệ thống xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn ăn uống và sinh hoạt theo quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT của Bộ Y tế. Ông Rưh-Bí thư chi bộ làng Đak Bêt-cho hay: “Làng có 116 hộ, chủ yếu là đồng bào Bahnar. Vào mùa khô, nguồn nước sinh hoạt tại các giếng đào và suối thường cạn kiệt, gây nhiều khó khăn trong cuộc sống của bà con. Nay trạm cấp nước sạch đưa vào sử dụng, bà con không còn lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô”. Cùng niềm vui này, ông Nhai nói: “Điều dân làng trông mong bấy lâu nay đã thành hiện thực. Trạm cấp nước sạch được đưa vào vận hành, mọi người không còn lo thiếu nước sinh hoạt nữa”.

Ông Nguyễn Chúc-Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi: “Để công trình phát huy hiệu quả, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản đề nghị địa phương thụ hưởng sớm thành lập tổ quản lý công trình, họp dân tuyên truyền sử dụng nước sạch, thống nhất mức đóng góp hàng tháng nhằm vận hành, duy tu sửa chữa, đảm bảo công trình hoạt động thường xuyên”.

Trạm cấp nước làng Ia Sâm. Ảnh: N.D
Trạm cấp nước làng Ia Sâm. Ảnh: N.D
Tại làng Ia Sâm, người dân cũng vui mừng khôn xiết khi trạm cấp nước sạch hoàn thành đưa vào sử dụng. Ông Nguyễn Văn Tường-Chủ tịch UBND xã Ia Rong-chia sẻ: “Vào mùa khô, dân làng thường bị thiếu nước sinh hoạt, phải đi đến các mạch suối xa mới lấy được nước về dùng. Được Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ xây dựng trạm cấp nước sạch, bà con rất vui. Để công trình phát huy hiệu quả, trong thời gian tới, UBND xã phối hợp với hệ thống chính trị của làng xây dựng phương án thu tiền phù hợp, đảm bảo công tác vận hành, duy tu sửa chữa giúp người dân thụ hưởng nguồn nước sạch này”.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Quang Huy-Liên đoàn phó phụ trách Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung-cho hay: “Trước tình trạng thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô tại các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có Gia Lai, thời gian qua, chúng tôi rất nỗ lực điều tra phát hiện nguồn nước ở những vùng khan hiếm nước tại 2 xã Đak Trôi và Ia Rong. Tuy nhiên, để triển khai thi công, xây lắp đòi hỏi phải có nguồn kinh phí. Nhờ sáng kiến của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà kêu gọi vận động các nhà tài trợ nên 2 công trình này sớm hoàn thành đưa vào sử dụng. Đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực giúp người dân có nguồn nước sinh hoạt ổn định trong những năm tới”.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Quá trình vấp ngã, sai lầm, thất bại sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ về vấn đề. Đồng thời trẻ sẽ tăng thêm sức mạnh ý chí và biết ứng biến trong nhiều tình huống
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Nhìn con sửa mình

Nhìn con sửa mình

(GLO)- Tôi đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé học lớp 4 ở bên nhà hàng xóm. Mỗi lần phạm lỗi, bé thường bị mẹ mắng và trách phạt bằng roi.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.