Ám ảnh cảnh cả nhà thoát chết trong lũ dữ năm ấy

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Trong những ngày bão lũ hoành hành miền Trung, nhiều bạn trẻ xa quê cảm thấy rùng mình khi nhớ lại ký ức kinh hoàng về những trận lũ mà mình đã trải qua trong cuộc đời.

Lũ lụt miền Trung là nỗi ám ảnh với người trẻ xa quê - Ảnh: Ngọc Dương
Lũ lụt miền Trung là nỗi ám ảnh với người trẻ xa quê - Ảnh: Ngọc Dương


Thoát chết trong lũ

Huỳnh Đức Huy (21 tuổi, sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) đã trải qua nhiều trận bão lũ kinh hoàng xảy ra tại quê nhà Phú Yên. Những ký ức về những lần lũ quét, cả nhà đối diện với nguy hiểm khiến Huy luôn khắc sâu trong trí nhớ.


Huy nhớ lại năm 2009, một cơn bão lớn đổ bộ vào miền Trung với sức mạnh khủng khiếp. Sau đó là một đợt lũ lớn bất ngờ xuất hiện. Lúc đó Huy chỉ mới là cậu bé 10 tuổi. Nhà Huy ở thị trấn La Hai, H.Đồng Xuân (Phú Yên) chuyên bán quán ăn. Nhà lợp mái tôn, tường xi măng kiên cố. Phía sau nhà có căn gác gỗ nhỏ.
 

Vùng biệt lập ở xã Quảng Minh bị nước lũ bao vây - Ảnh: Ngọc Dương
Vùng biệt lập ở xã Quảng Minh bị nước lũ bao vây - Ảnh: Ngọc Dương


Khoảng 17 giờ, gia đình Huy sinh hoạt như bình thường. Cứ nghĩ nước lũ lên tới đâu dọn đồ tới đó. Bất ngờ, nước ngoài đường chảy siết, nhà trước bị sập, không còn đường thoát ra ngoài. Mỗi lúc nước càng lên cao dồn cả gia đình Huy vào căn gác nhỏ. Bên ngoài nước chảy cuồn cuộn, kêu cứu không ai dám vào. Nước đập mạnh đến nỗi đinh ốc, mối hàn bung ra nghe kèn kẹt. Rồi sau đó mái nhà gần gác gỗ lại tiếp tục sập, lộ ra khoảng không để thoát thân.

“Rồi cả nhà kéo lên gác. Ba tôi đổ tất cả rượu trong bình để làm phao, lấy rèm cửa cột tôi và mẹ tôi vào bình. Cả 3 người nhảy xuống nước, ba tôi vừa bò vừa kéo 2 mẹ con đi. Lúc đó tôi khóc la, kêu cứu nhưng không ai nghe”, Huy kể.

Đến một đoạn xa tầm 100 mét, một dòng nước xoáy cuốn 2 mẹ con vào trong nhưng ba Huy đã kịp thời kéo lại. May mắn một chiếc xuồng xuất hiện cạnh bên, ba Huy đưa 2 mẹ con lên xuồng đẩy nhanh vào một vườn cây. Lúc này, không may xuồng lật, ba Huy cố níu 2 mẹ con lên đường ray xe lửa gần đó rồi bất tỉnh.  


Bão lũ tan, cánh đồng sau nhà bạc trắng, nhà cửa đổ sập. Những năm sau này, năm nào lũ cũng gây ngập nhà, những năm đi học xa, nghe nhà có lũ là Huy ám ảnh.
 

 Người dân nhận hàng cứu trợ trong bão lũ - Ảnh: Ngọc Dương
Người dân nhận hàng cứu trợ trong bão lũ - Ảnh: Ngọc Dương


“Nhìn đợt bão lũ vừa qua, tôi nhớ lại chuyện xưa rồi khóc. Tôi bị ám ảnh bão vô cùng, không thể nào quên cảnh cả nhà thoát chết trong lũ dữ”, Huy nói
Sáng dậy thấy nước ngập khắp nơi

Nguyễn Phục Hưng (sinh viên năm nhất Trường ĐH FPT TP.HCM), cũng ngụ tại thôn Long Thăng, Thị trấn La Hai, H.Đồng Xuân, Phú Yên. Nhắc đến lũ, Hưng nhớ những năm tiểu học cả nhà phải vật lộn trong lũ lớn.

Khi đó Hưng đang ngủ, bỗng dưng được nhiều người cõng đi mà không biết chuyện gì xảy ra. Sáng dậy thấy nước ngập khắp nơi, đồ đạc trong nhà không kịp dọn đã hư hại toàn bộ. Thứ quý giá nhất của Hưng giữ được là những món đồ chơi khi cầm theo chạy lũ.

Hưng kể: “Tôi nhớ là nhà tôi nấu cơm phải múc nước sạch từ bồn nước nhà cầu còn sót lại. Tôi còn nghe rõ tiếng máy bay trực thăng ném đồ cứu trợ cho mọi người”.

Mãi những năm sau gia đình Hưng mới ổn định, sắm sửa lại chút ít. Ngoài ra, mẹ Hưng còn sắm bao ni lông to dự trữ trong nhà để khi có lũ về sẽ gom đồ nhanh nhất có thể.

 

Ngôi nhà chìm trong đợt lũ vừa qua - Ảnh: Ngọc Dương
Ngôi nhà chìm trong đợt lũ vừa qua - Ảnh: Ngọc Dương

 
Là một người con ở vùng lũ H.Quảng Ninh (Quảng Bình), Kim Phúc (19 tuổi, đang học Trường ĐH Y dược Đà Nẵng) nửa đùa nửa thật là: “Người dân quê mình quen với bão lũ rồi”.

Nhà phúc là vùng trũng, nơi hầu như mỗi năm đều bị ngập. Do vậy, trong vùng nhà nào cũng có gác lửng nhỏ để tránh lũ. Mọi sinh hoạt trong những ngày lũ như nấu ăn, nghỉ ngơi gần như ở trên gác.

“Em còn nhớ mỗi lần lũ lên là nhà em dọn lên gác ở. Đồ quý giá nhất lúc đó là chiếc ti vi cũng ôm lên theo. Rồi lúa gạo cũng mang lên luôn. Cũng may mẹ em chuẩn bị trước sữa bánh cho em ăn đỡ qua ngày. Mà lũ về thì ai còn tâm trí để ăn nữa đâu”, Phúc cho hay.

Tuy nhiên, điều ám ảnh nhất của Phúc là trận lũ năm 2014. Năm đó lũ lớn, sau lũ gia súc gia cầm chết hàng loạt, bốc mùi hôi thối nhiều ngày liền. Hậu lũ còn kèm theo dịch khiến nhiều người bị bệnh.

Theo PHẠM HỮU (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

Trong báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế cho biết dự luật sẽ không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng mà trao quyền quyết định cho mỗi gia đình, gắn với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.