A Yun Pa: Mai rừng xuống phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đã thành thông lệ, những ngày cận Tết, khắp các trục đường Lê Hồng Phong, Nguyễn Thái Học thị xã Ayun Pa (Gia Lai) lại họp chợ mai rừng. Hàng chục người Jrai bắt đầu khiêng những cành mai sum suê xuống núi, dựng thành hàng dài cả trăm mét, tô điểm sắc xuân cho phố phường.
Anh Ksor Thanh ở buôn Rưng Ma Nhiu xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa nhẹ nhàng lựa thế dựng cành mai tựa vào thân cây bên lề đường Lê Hồng Phong để không bị gãy cành, rụng nụ. Cành mai của anh cao hơn 4 mét, to gần bằng bắp đùi người lớn, lại có thế đẹp, búp sum suê thuộc dạng “đỉnh” của chợ mai rừng, được anh hét giá “dưới năm chai, không bán!”- tức 5 triệu đồng.
Chợ mai rừng Ayun Pa. Ảnh: Đức Phương
Chợ mai rừng Ayun Pa. Ảnh: Đức Phương
Có được niềm “kiêu” của người bán mai rừng như thế không dễ. Bởi như anh Thanh đã thấy cành mai này từ mùa săn tìm năm ngoái, nhưng lúc đó vì lạnh quá nó không ra nụ nên để lại. Năm nay anh đi sớm hơn mọi người gần chục ngày, mắc võng ăn ngủ dưới gốc cây để chờ đến cận ngày Tết mới chặt về. “Nếu không canh chừng thì người khác chặt mất rồi. Tìm được cành mai rừng to đẹp cỡ này bây giờ hiếm lắm!”- anh Ksor Thanh cười nói.  
Giá mai rừng năm nay đắt hơn năm ngoái chừng 20%; trung bình 500.000-700.000 đồng/cành; những cành to bằng bắp đùi người lớn, dáng đẹp bán đến tiền triệu. Người chơi mai chỉ việc mua những cành khẳng khiu trông có vẻ như củi khô ấy đem về đốt gốc, cứa cành, ngâm nước ấm để dưỡng sức và thúc cho mai nứt mầm, nở hoa.
Năm nay chợ mai rừng xuất hiện nhiều gốc “lão mai”. Giá của gốc mai rừng đắt hơn cành mai cả triệu đồng. Mặt trái của nó là không ít người săn mai về bán theo cách tận diệt: Đào cả gốc rễ; những thân mai nhỏ như ngón chân cái, vóc dáng lèo khèo bám vào cục đá cũng bị bứng về. Nhiều người chơi mai lâu năm lưỡng lự xuýt xoa: Có lẽ chỉ ít năm nữa thôi Tết sẽ vắng bóng mai rừng.
Để có được những cành mai rừng trong dịp Tết, từ đầu tháng Chạp, những người chơi mai đã lên đường lùng sục khắp các ngọn núi vùng Chư A Thai (Phú Thiện), Suối Đá (Ayun Pa), Chư Jú (Krông Pa), Bờ Yầu (Mang Yang)… để tìm mai. Ông Rơcom Tam- Chủ tịch UBND xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa), một người có kinh nghiệm đi lấy mai rừng, nói: Lúc trước chỉ cần leo vài cây số trên vùng Suối Đá xã Chư Băh là tìm được cành mai ưng ý. Nhưng đến giờ thì phải leo khoảng 15 cây số vào giáp vùng 82 của huyện Ea H’Leo (tỉnh Đak Lak) mới có mai. Người chơi mai phải đi từ sáng sớm, mang theo thức ăn, nếu may mắn tìm được mai thì tầm 3 giờ chiều đã xuống, đến chân núi là tối mịt. Có đoàn người đi sưu tầm mai rừng đã phải tổ chức những chuyến đi dài cả tuần liền. Tầm 12 tháng Chạp là chấm dứt chuyện “đạp núi tìm mai” để dưỡng, thúc cho mai nở kịp Tết.
…Ngày áp Tết, nhiều gia đình khiêng mai rừng ra hứng nắng xuân. Tiết trời se lạnh khiến người chơi mai phải dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc, “canh cho mai nở” hòng tránh vận xui vì quan niệm chơi mai rừng không nở sẽ không may mắn. Anh Nguyễn Văn Thao, một người chơi mai rừng tặc lưỡi, nói: “Cùng mấy người bạn rảo khắp vùng Suối Đá mua được cành mai giá 2,5 triệu đồng. Có đắt hơn năm ngoái nhưng đổi lại, cành to cao, dáng thế đẹp, có tả, hữu, tiền, hậu. Với tiết trời lạnh năm nay, người chơi mai cần tuân thủ các bước chăm sóc như: Cứa cành, châm nước ấm liên tục và ban ngày để cành mai ra ngoài trời nắng ấm, đêm đến khiêng vào nhà tránh sương lạnh thì mai rừng sẽ nứt mầm, bung nụ…”.
Mai rừng vùng phía Đông Nam tỉnh vốn nức tiếng vì nhiều cánh, hương thơm ngào ngạt, lâu tàn, dáng vẻ tự nhiên, mưa nắng phong sương… Theo quan niệm của những người chơi mai, vào ngày Tết, nếu sưu tầm được một cành mai rừng ưng ý chưng trong nhà, chăm chút cho nó nở vàng rực rỡ đúng vào Giao thừa thì gia chủ làm ăn gặp nhiều may mắn; còn nếu mai không nở thì sẽ kém vui…
Trong nắng trời se lạnh, những cánh mai rừng đang ngập ngừng hàm tiếu. Người chơi mai sẽ rạng rỡ cười tươi khi đón Giao thừa bên những cánh mai vàng khoe sắc.
Đức Phương

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm