8X khởi nghiệp từ nuôi cấy mô cây lâm nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhận thấy nhu cầu mua giống cây lâm nghiệp tăng cao, đầu năm 2020, anh Thái Xuân Biên (SN 1986, ở thôn An Thượng 3, xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) vào TP. Hồ Chí Minh học hỏi kỹ thuật nuôi cấy mô cây lâm nghiệp. Đến nay, cơ sở của anh chuyên cung cấp cây giống chất lượng với giá cả phải chăng.
Mạnh dạn đầu tư, ứng dụng công nghệ
Ngay từ nhỏ, anh Thái Xuân Biên đã quyết tâm theo nghề ươm cây lâm nghiệp. Từ kinh nghiệm tích lũy được, năm 2015, anh mở vườn ươm với diện tích 1,5 ha. Cũng như nhiều vườn ươm khác trên địa bàn, anh Biên thường vào các tỉnh phía Nam mua cây cấy mô về ươm. Từ đó, anh nảy sinh ý tưởng xây dựng phòng nuôi cấy mô. “Để thực hiện ước mơ, đầu năm 2020, tôi vào TP. Hồ Chí Minh đăng ký tham gia lớp đào tạo kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật do Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tổ chức”-anh Biên cho hay.
Trở về địa phương, anh Biên cải tạo, sửa chữa căn phòng cũ thành phòng thí nghiệm nuôi cấy mô. Đồng thời, anh mua sắm trang-thiết bị phục vụ công việc thí nghiệm. Anh chọn những chồi keo, bạch đàn khỏe mạnh, không sâu bệnh, có nhiều đặc điểm nổi trội làm giống nuôi cấy. “Để nuôi cấy được cây mô đòi hỏi môi trường phòng thí nghiệm luôn sạch sẽ, tiệt trùng. Tôi thường xuyên theo dõi để điều chỉnh hàm lượng các chất trong môi trường nuôi nhằm tạo điều kiện cho cây phát triển”-anh Biên chia sẻ.
 Anh Thái Xuân Biên (thôn An Thượng 3, xã Song An, thị xã An Khê) kiểm tra cây mô trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Ngọc Minh
Anh Thái Xuân Biên (thôn An Thượng 3, xã Song An, thị xã An Khê) kiểm tra cây mô trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Ngọc Minh
Mặc dù dốc hết tâm trí, kiến thức để nghiên cứu, nhưng thời gian đầu, anh Biên thu về kết quả không như mong đợi. Tỷ lệ cây đạt chất lượng thấp, số cây nhân ra không nhiều. Vì vậy, anh lại vào TP. Hồ Chí Minh tìm đến các lớp hướng dẫn kỹ thuật nuôi cấy mô do các trường đại học chuyên ngành mở và xuống TP. Quy Nhơn học chuyển giao công nghệ của Trung tâm Thông tin-Ứng dụng khoa học và công nghệ Bình Định. Đưa chúng tôi tham quan phòng thí nghiệm, anh Biên chia sẻ: “Sau nhiều lần tham quan, học hỏi, tôi thấy cơ sở vật chất, phòng ốc của mình chưa đáp ứng cho việc nghiên cứu. Vì vậy, tôi đã vay mượn và dốc hết tiền tiết kiệm được 1,5 tỷ đồng mua sắm thêm thiết bị, máy móc, xây mới 4 phòng chức năng với tổng diện tích 150 m2”.
Cung ứng cây giống chất lượng
Nhờ đầu tư máy móc hiện đại, anh Biên đã thí nghiệm thành công cây cấy mô. Đến nay, anh đã bán được 30 ngàn cây bạch đàn và 100 ngàn cây keo. Giá bán bình quân khoảng 2.000 đồng/cây. Sau khi trừ chi phí, anh thu về 120 triệu đồng. “Tuy kết quả chưa cao nhưng đây là động lực để tôi tiếp tục phấn đấu”-anh phấn khởi nói.
Hiện anh Biên đang ươm 2.000 hũ cây cấy mô (bình quân 30 cây/hũ). Theo anh Biên, cây cấy mô sau khi trồng có tốc độ sinh trưởng nhanh, đồng đều, ít sâu bệnh, thích hợp trồng rừng gỗ lớn, được thị trường ưa chuộng. Hiện anh chủ yếu xuất cây giống đi tỉnh Quảng Bình, Quảng Ngãi và một số huyện, thị xã trong tỉnh.
Đến nay, anh Biên đã bán được 30 ngàn cây bạch đàn và 100 ngàn cây keo, giá bán bình quân trên dưới 2.000 đồng cây. Sau khi trừ chi phí anh thu về 120 triệu đồng. Ảnh: Ngọc Minh
Đến nay, anh Thái Xuân Biên đã bán được 30 ngàn cây bạch đàn và 100 ngàn cây keo, giá bán bình quân khoảng 2.000 đồng/cây. Sau khi trừ chi phí, anh thu về 120 triệu đồng. Ảnh: Ngọc Minh
Hiện nay, vườn ươm của anh Biên tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động địa phương với mức thu nhập 4-5 triệu đồng/người/tháng. Riêng tại phòng thí nghiệm, tùy thời điểm mà tạo việc làm cho 4-7 người, tiền công lao động bình quân 4 triệu đồng/người/tháng.
Trao đổi với P.V, ông Võ Văn Thanh-Chủ tịch Hội Nông dân xã Song An-cho biết: Trên địa bàn hiện có hàng chục vườn ươm cây lâm nghiệp. Nhiều năm nay, nghề ươm cây giống mang lại thu nhập cao cho người dân. Hầu hết vườn ươm tại địa phương phải nhập cây cấy mô từ các tỉnh phía Nam. Chỉ có anh Thái Xuân Biên mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng mua sắm trang-thiết bị, mở phòng thí nghiệm nuôi cấy mô cây lâm nghiệp. Hy vọng thời gian tới, cơ sở của anh Biên sẽ cung ứng nhiều hơn nữa cây cấy mô, góp phần chủ động nguồn giống cho các vườn ươm trên địa bàn, giúp giảm chi phí, đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, mang lại thu nhập cao cho bà con.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với đức tính năng động và sáng tạo, anh Cao Đình Khánh-Bí thư Chi Đoàn thôn Ia Lâm Tốk (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) đã trở thành điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi ở địa phương. Hiện nay, mô hình đa cây đem lại cho gia đình anh nguồn thu nhập mỗi năm trên 600 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Sinh viên làm pin từ vỏ chuối

Sinh viên làm pin từ vỏ chuối

Gần nửa năm cùng nhau đi thu gom vỏ chuối, rồi trải qua hàng trăm lần gửi trả về mẫu đo đạc, nhóm sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội và Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã chế tạo thành công Pin Lithium từ phế phẩm nông nghiệp.
Cẩn trọng với 'hướng nghiệp tâm linh' trên TikTok

Cẩn trọng với 'hướng nghiệp tâm linh' trên TikTok

Cách đây một năm, dư luận dậy sóng trước thông tin một số ngành nghề bị các nhà sáng tạo nội dung TikTok (TikToker) nhận xét là "vô dụng nhất", "dễ thất nghiệp", "không có tương lai". Đến nay, xu hướng tìm hiểu ngành nghề qua TikTok vẫn sôi động, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
“Lính kho” đam mê nghiên cứu khoa học

“Lính kho” đam mê nghiên cứu khoa học

(GLO)- Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Đặng Bá Hiền-Nhân viên thủ kho (Cục Kỹ thuật, Quân đoàn 3) có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật áp dụng vào công tác được cấp trên đánh giá cao. Nhiều năm liền, anh đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.