5.300 công nhân mất việc và còn hơn nữa, cần có giải pháp ngăn chặn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ nay đến cuối năm 2022, Công ty TNHH An Giang Samho sẽ cắt giảm, tạm hoãn hợp đồng lao động với khoảng 5.300 công nhân, chiếm hơn 50% tổng số lao động làm việc.

 

Công nhân Công ty TNHH An Giang Samho làm thủ tục nhận quà hỗ trợ từ LĐLĐ tỉnh An Giang. Ảnh: LĐ
Công nhân Công ty TNHH An Giang Samho làm thủ tục nhận quà hỗ trợ từ LĐLĐ tỉnh An Giang. Ảnh: LĐ


Thông tin này đã làm cho công nhân tại công ty lo lắng, mất việc làm là chuyện lớn, nhất là khi nhiều nơi khác cũng đang thiếu việc làm.

Tại Đồng Nai, đa số công nhân phải nghỉ 4-6 ngày/tháng do không đủ đơn hàng để sản xuất, các doanh nghiệp đang phải làm “cầm chừng”. Nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch cho công nhân nghỉ Tết dài ngày, nghỉ cả tháng vì không có đơn hàng.

Không có doanh nghiệp nào muốn cho người lao động nghỉ việc, nhưng do không có việc để làm, không có đơn hàng, sản xuất ngưng trệ thì phải cho tạm nghỉ. Việc sắp xếp lại nhân sự khi thu hẹp sản xuất là chuyện đương nhiên.

Nhưng liệu chuyện tương tự như Công ty TNHH An Giang Samho có xảy ra?

Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thiếu đơn hàng, các doanh nghiệp bất động sản bị "đứng bánh". Chính vì vậy, hôm 8.11, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cùng Bộ Xây dựng đã có buổi làm việc với các doanh nghiệp bất động sản và Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Hiệp hội Bất động sản TPHCM đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét có thể nới room tín dụng thêm khoảng 1-2% để có nguồn vốn tín dụng khoảng 100.000 - 200.000 tỉ đồng nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm.

Hỗ trợ để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả, vượt qua khó khăn không chỉ là giúp doanh nghiệp đó mà toàn xã hội. Riêng lĩnh vực bất động sản, có nhiều ngành nghề liên quan như xi măng, sắt thép, sơn, gỗ, thiết bị vệ sinh, sản phẩm nội ngoại thất... chỉ kinh doanh tốt khi ngành địa ốc phát triển.

Người lao động trong lĩnh vực xây dựng chiếm số lượng rất lớn, từ lao động kỹ thuật cho đến thời vụ, chỉ cần tạm dừng các dự án bất động sản lớn, thì cả vạn lao động bị mất việc, trong đó có kỹ sư, công nhân, nhân viên bán hàng... Cho nên, giữ vững thị trường sản xuất, kinh doanh là ổn định việc làm cho người lao động.

Không chỉ là hỗ trợ cho vay vốn, mà doanh nghiệp rất cần tháo gỡ các "điểm nghẽn" trong thủ tục hành chính hiện nay. Đúng như ai đó nói, "thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng xét xử", nhiều người sợ trách nhiệm nên ai cũng gật nhưng không ai dám đặt bút xuống ký.

Doanh nghiệp chờ đợi, chôn vốn đầu tư, mất thời gian, mất cơ hội, mất niềm tin.

Để doanh nghiệp kinh doanh phát triển, để cho người lao động có việc làm, cần có hai giải pháp, một là hỗ trợ cho vay vốn, hai là tháo gỡ "điểm nghẽn".



https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/5300-cong-nhan-mat-viec-va-con-hon-nua-can-co-giai-phap-ngan-chan-1114452.ldo

Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Chờ sửa luật Đất đai

Chờ sửa luật Đất đai

Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.

Hành vi nhỏ, hậu quả lớn

Hành vi nhỏ, hậu quả lớn

Vụ việc khách du lịch nghỉ tại một khách sạn ở Cửa Lò (Nghệ An) bị yêu cầu bồi thường 4,8 triệu đồng vì bất cẩn khi hút thuốc lá làm cháy nệm và ga trải giường của khách sạn cách đây ít ngày, được đăng tải trên mạng xã hội, đã gây nhiều ý kiến trái chiều.

Ngẫm về những 'video rác' từ AI

Ngẫm về những 'video rác' từ AI

Bộ phim Lời nguyền dưới ánh trăng của đạo diễn Phạm Vĩnh Khương đang thu hút sự chú ý đặc biệt, không hẳn vì đây là tác phẩm khoa học viễn tưởng đầu tiên tại VN được tạo hoàn toàn từ AI mà còn bởi kinh phí khiêm tốn: chỉ hơn một chỉ vàng và thực hiện vỏn vẹn trong 72 giờ.

null