50 năm thống nhất đất nước: Ngày 18/4/1975 - Quân ta hoàn toàn làm chủ thị xã Phan Thiết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi xe tăng của ta xông vào chặn đánh trước cổng Sở chỉ huy tiểu khu và tòa hành chính thì bọn địch hoảng hốt tháo chạy tán loạn. 22 giờ 30 phút ta hoàn toàn làm chủ thị xã Phan Thiết.

Bình Thuận là tỉnh cực Nam của Nam Trung bộ, giáp với Ninh Thuận từ phía Bắc, Long Khánh từ phía Nam. Trong kháng chiến chống Mỹ, Bình Thuận chia làm hai tỉnh là Bình Thuận và Bình Tuy.

phanthiet.jpg
Bộ đội ta hành quân ra trận. (Ảnh: Thanh Tụng/TTXVN)

Tại thị xã Phan Thiết - tỉnh lỵ Bình Thuận - quân đội Ngụy quyền Sài Gòn xây dựng hệ thống cứ điểm quân sự mạnh nằm trong tuyến phòng thủ Phan Rang- Phan Thiết-Xuân Lộc.

Sau khi Phan Rang thất thủ, Phan Thiết trở thành chốt chặn tiền tiêu của chính quyền Sài Gòn từ hướng Đông.

Rạng sáng 18/4/1975, Trung đoàn 812 Quân khu VI phối hợp với Tiểu đoàn 482 cùng một số lực lượng vũ trang địa phương đồng loạt đánh vào Chi khu Thiện Giáo (Ma Lâm).

Sau gần 1 ngày chiến đấu ác liệt, ta làm chủ Chi khu và quận lỵ Ma Lâm, đập tan cứ điểm quan trọng bảo vệ phía Bắc Phan Thiết, làm cho hệ thống đồn bốt của địch rung động. Địch chống cự quyết liệt, tung nhiều tiểu đoàn với sự chi viện của pháo binh, máy bay phản kích song đều bị quân ta đẩy lùi.

Trưa 18/4/1975, cánh quân Duyên Hải tiến công làm chủ các quận Phan Rí, Tuy Phong, Sông Mao, Hòa Đa, áp sát thị xã Phan Thiết.

20 giờ ngày 18/4/1975, quân ta vượt qua cầu Phú Long tấn công vào Phan Thiết với 3 mũi - mũi chủ yếu theo đường 1 đánh vào tiểu khu tòa hành chính rồi theo đường Bình Hưng thọc xuống chặn cửa biển Thương Chánh; mũi thứ 2 từ Phú Long theo đường Phước Thiện Xuân vòng xuống Phú Hài đánh chiếm Lầu Ông Hoàng chặn địch rút chạy về Mũi Né; mũi thứ 3 lách tất cả mục tiêu trong thị xã theo đường 1 thọc lên đánh chiếm Căng Êsêpic.

Khi xe tăng của ta xông vào chặn đánh trước cổng Sở chỉ huy tiểu khu và tòa hành chính thì bọn địch hoảng hốt tháo chạy tán loạn. 22 giờ 30 phút ta hoàn toàn làm chủ thị xã Phan Thiết.

Đến 9 giờ sáng ngày 19/4/1975, Ủy ban quân quản vào tiếp quản Phan Thiết. Quân ta lần lượt đánh chiếm và giải phóng những địa phương còn lại của tỉnh.

Cùng ngày 18/4/1975, Bộ Chính trị điện khẩn cho Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Thời cơ quân sự, chính trị để mở cuộc tiến công vào Sài Gòn-Gia Định đã chín muồi. Ta cần tranh thủ từng ngày kịp thời phát động tiến công địch trên các hướng, không thể để chậm. Nếu để chậm sẽ không có lợi cả về chính trị và quân sự. Kịp thời hành động lúc này là bảo đảm chắc thắng. Nắm vững thời cơ lớn, chúng ta nhất định toàn thắng.

Tại Xuân Lộc, sau khi biết tin phòng tuyến Phan Rang, Phan Thiết, Hàm Tân đã bị Quân giải phóng đánh chiếm, tướng Ngụy Lê Minh Ðảo đề nghị rút bỏ Xuân Lộc. Bộ Tổng tham mưu ngụy đồng ý và chỉ thị phải giữ bí mật kế hoạch rút chạy kẻo bị tiêu diệt.

Thực hiện ý định chiến dịch của Quân đoàn 1, ngay trong đêm 18/4, Sư đoàn 312 và Sư đoàn 320B vượt rừng bí mật cơ động lực lượng vào các vị trí mới thuộc địa phận chiến khu Ð.

Cùng thời gian này, để bảo đảm cho bộ binh cơ giới của Quân đoàn 1 cơ động vào phía nam sông Bé, Lữ đoàn công binh 299 đã triển khai thi công ngầm Bến Bầu qua sông Bé, với khối lượng đào đắp hơn 2.000m3.

Bên cạnh đó, đơn vị còn sửa chữa, mở rộng và nâng cấp nhiều tuyến đường vừa bảo đảm tiến độ vừa phải giữ bí mật để bảo đảm mở đường nhanh cho các lực lượng vào vị trí tập kết đúng thời gian.

Cũng trong ngày 18/4/1975, Trung tướng Trần Văn Đôn, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng quân đội Sài Gòn, gửi lên Tổng thống Thiệu bản phúc trình, nêu rõ:“Quốc gia đang trong tình trạng nguy ngập thật sự. Sự sống còn chỉ có thể tính từng ngày, từng tuần, không thể tính từng tháng. Với khả năng trù bị dồi dào, hỏa lực của địch trội hẳn so với các đơn vị của ta, việc chống trả sẽ rất khó khăn. Hệ thống rađa gần như bị tê liệt vì hệ thống kiêm báo Đà Nẵng, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Rang không còn. Hai phi trường chính Biên Hòa, Sài Gòn có thể bị tê liệt trong thời gian gần đây.” Đây là lời cáo chung của chế độ Sài Gòn khi “Thời khắc số 0” đã cận kề.

Vào ngày 18/4/1975, Tổng thống Mỹ G.Ford giao nhiệm vụ cho lực lượng đặc nhiệm điều khiển kế hoạch di tản. Một lực lượng lớn không quân, hải quân Mỹ gồm 35 tàu chiến, có 4 chiếc tàu sân bay, chiếm một phần ba tổng số loại đó của Mỹ, và hàng trăm máy bay các loại hoạt động nhộn nhịp trong một cuộc hành quân rút chạy hốt hoảng bắt đầu từ ngày 21/4/1975.

Trong cơn lốc kinh hoàng của cuộc di tản mà ngày cuối cùng dược mệnh danh là cuộc hành quân “người liều mạng,” máy bay lên thẳng Mỹ nhào lộn rối rít trên bầu trời Sài Gòn, đỗ xuống sân thượng sứ quán Mỹ và một số sân thượng khác trong thành phố để bốc đi những người Mỹ đang chen chúc chờ trên nóc nhà.

Binh sỹ ngụy tuyệt vọng trước cảnh Mỹ tháo chạy. Không còn những cuộc hành quân diễu võ dương oai để “tìm diệt,” chỉ còn cuộc hành quân “người liều mạng” tháo chạy lịch sử của đế quốc Mỹ.

Nguồn: TTXVN; Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 11, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia gia-Sự thật, Hà Nội 2024; Đại thắng Mùa xuân, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 2024

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

50 năm đất nước thống nhất: Ngôi trường kết hợp giáo dục 2 miền Nam, Bắc

50 năm đất nước thống nhất: Ngôi trường kết hợp giáo dục 2 miền Nam, Bắc

Đi lên từ những ngày gian khó khi quê hương vừa trải qua cuộc chiến tranh khốc liệt, thầy cô ngôi trường ở Quảng Trị được giao trọng trách hồi sinh sự nghiệp giáo dục trên quê hương, mà ở đó mỗi tấc đất đều thấm đẫm máu xương của biết bao chiến sĩ, đồng bào.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.