5 tuyến metro dùng 3 loại công nghệ, đường sắt lo khó kết nối

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội cho rằng việc sử dụng nhiều công nghệ với các khổ cầu, hầm, kích thước toa xe, hệ thống thông tin, tín hiệu, điện... khác nhau gây khó khăn trong kết nối các tuyến và với đường sắt quốc gia qua Hà Nội.

Ban Quản lý dự án Hà Nội (MRB) cho biết, theo Quy hoạch chung thủ đô năm 2011 và Quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội năm 2016, thủ đô sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 433 km và 3 tuyến đường một ray (monorail) dài 44 km.

Đường sắt đô thị Hà Nội và TP.HCM mỗi tuyến đang sử dụng các loại công nghệ khác nhau của các nước tài trợ vốn

Đường sắt đô thị Hà Nội và TP.HCM mỗi tuyến đang sử dụng các loại công nghệ khác nhau của các nước tài trợ vốn

Tuy nhiên, sau khoảng 10 năm triển khai, hiện mới có tuyến 2A hoàn thành và đưa vào khai thác từ tháng 11.2021. Tuyến số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội dự kiến vận hành đoạn trên cao từ tháng 6.2024, toàn tuyến năm 2027.

Ngoài ra, tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đang triển khai đầu tư. Các tuyến còn lại chưa xong công tác chuẩn bị đầu tư, hoặc đang xem xét, rà soát.

Đáng chú ý, theo MRB, các dự án đường sắt đô thị công nghệ không đồng bộ, chịu ràng buộc của nhà tài trợ. Đơn cử 5 tuyến đường sắt đô thị đang được Hà Nội và TP.HCM đầu tư thì có đến 3 nguồn công nghệ đến từ các khu vực và quốc gia cho vay ODA.

Trong đó, 2 tuyến dùng công nghệ châu Âu (tuyến số 3 Hà Nội và tuyến số 2 TP.HCM), 2 tuyến theo công nghệ Nhật Bản (tuyến số 1 TP.HCM và tuyến số 2 Hà Nội) và 1 tuyến là công nghệ Trung Quốc (tuyến số 2A Hà Nội).

Theo MRB, việc sử dụng nhiều công nghệ với các khổ cầu, hầm, kích thước toa xe, hệ thống thông tin, tín hiệu, điện... khác nhau gây khó khăn trong kết nối các tuyến và với qua Hà Nội.

Để khắc phục, MRB kiến nghị xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ chính phù hợp, thống nhất cho tất cả tuyến đường sắt đô thị chưa thực hiện, lựa chọn công nghệ đảm bảo đồng bộ, kết nối thuận tiện giữa các tuyến.

Đồng thời, cần có quy hoạch kết nối giữa đường sắt đô thị với các phương thức vận tải khác và với quy hoạch chung; quy hoạch quanh khu ga, depot tích hợp với quy hoạch đô thị, công nghiệp để phát huy hiệu quả chung, tạo nguồn lực đầu tư phát triển đường sắt đô thị.

Tại hội thảo về đầu tư đường sắt đô thị Hà Nội vừa được tổ chức, ông Nguyễn Văn Thái, Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT), cũng cho hay, hiện tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông và tuyến số 3 Nhổn - ga Hà Nội chưa có phương án kết nối giữa 2 ga tại Cát Linh.

Ngay cả khu vực nhà ga Cát Linh (điểm đầu tuyến 2A) và ga ngầm S10 (tuyến số 3) cách nhau chỉ khoảng 200 - 300 m, nhưng chưa có đường đi cho hành khách để kết nối.

Quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội

Quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội

Đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt Bộ GTVT khuyến nghị, do các tuyến đường sắt đô thị sẽ có hàng chục nhà ga gần nhau, nên cơ quan quy hoạch Hà Nội ngay từ đầu cần nghiên cứu phương án kết nối giữa các ga để thuận lợi cho hành khách di chuyển, để các dự án dành mặt bằng xây dựng, tránh điều chỉnh về sau.

Cạnh đó, Hà Nội cần sớm nghiên cứu, ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật về một loại thẻ vé áp dụng chung cho tất cả tuyến đường sắt đô thị và liên thông cho các loại hình trong toàn thành phố, để thuận lợi cho người dân sử dụng.

Hà Nội hiện mới có tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông sử dụng thẻ vé. Một số tuyến xe buýt đang thí điểm sử dụng thẻ vé điện tử và đa số tuyến còn lại dùng thẻ (dán tem thời hạn), vé.

10 tuyến đường sắt đô thị Hà Nội theo quy hoạch gồm:

Tuyến số 1 Ngọc Hồi - Yên Viên - Như Quỳnh dài 36 km; tuyến số 2 Nội Bài - Thượng Đình - Bưởi 41,8 km và đoạn kéo dài từ Nội Bài đến Sóc Sơn khoảng 10,2 km; tuyến số 2A Cát Linh - Hà Đông dài 13 km và đoạn kéo dài từ Hà Đông đến Xuân Mai khoảng 20 km.

Tuyến số 3 Trôi - Nhổn - Yên Sở 25,7 km và đoạn kéo dài đến Sơn Tây khoảng 30 km. Tuyến số 4 Mê Linh - Sài Đồng - Liên Hà 54 km. Tuyến số 5 Văn Cao - Hòa Lạc 38,4 km. Tuyến số 6 Nội Bài - Ngọc Hồi 49,6 km. Tuyến số 7 Hà Đông - Mê Linh khoảng 28 km. Tuyến số 8 Sơn Động - Mai Dịch - Dương Xá khoảng 37 km. Tuyến Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai (kết nối các đô thị vệ tinh) khoảng 32 km.

Ba tuyến monorail gồm: Tuyến M1 Liên Hà - Tân Lập - An Khánh dài khoảng 11 km; tuyến M2 Mai Dịch - Phú Lương khoảng 22 km và tuyến M3 Nam Hồng - Mê Linh - Đại Thịnh 11 km.

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn địa hình để tạo lập bản sắc đô thị

Bảo tồn địa hình để tạo lập bản sắc đô thị

(GLO)- Nhiều khách phương xa rất thích thú khi được lên xuống trên những con dốc dài giữa phố núi Pleiku. Địa hình đồi núi mang đến sự khác lạ về tầm mắt, thay đổi về cảm xúc và đầy thêm trải nghiệm về một vùng đất. Bản sắc ấy của đô thị cao nguyên đang được bảo tồn một cách đầy chủ ý.
Đưa thiên nhiên vào không gian công sở

Đưa thiên nhiên vào không gian công sở

(GLO)- Sự hiện diện của màu xanh thiên nhiên như xương rồng mini, chậu kiểng lá nhỏ xinh nơi góc bàn làm việc cá nhân, nơi không gian giao dịch không chỉ mang lại cảm giác dễ chịu, thư giãn cho mọi người mà góp phần lan tỏa hình ảnh công sở xanh, thân thiện với môi trường.