4 loại vitamin và dưỡng chất không thể thiếu của trẻ nhỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nếu chế độ ăn của trẻ thiếu các vitamin và dưỡng chất này, các bà mẹ cần bổ sung thêm cho trẻ để đảm bảo sự phát triển về thể chất và trí não.

Khi trở thành một người mẹ, bạn sẽ phải dành khá nhiều thời gian cho việc cân nhắc về chế độ dinh dưỡng của con nhỏ. Nếu bé được nuôi bằng sữa mẹ, bạn sẽ cần chú ý về chế độ ăn uống của bản thân và nếu cho trẻ sử dụng sữa công thức, hãy chú ý đến các thông tin chi tiết về dinh dưỡng ở mặt sau của hộp sữa. Tất cả những điều này đều nhằm hướng đến mục tiêu cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.

 

Trẻ nhỏ cần được bổ sung đầy đủ một số loại vitamin và dưỡng chất theo từng giai đoạn phát triển.
Trẻ nhỏ cần được bổ sung đầy đủ một số loại vitamin và dưỡng chất theo từng giai đoạn phát triển.

Vitamin D

Các bác sĩ nhi khoa thường khuyên các bà mẹ nên bổ sung cho trẻ 400 IU vitamin D từ khi sơ sinh cho đến khi bé được 2 tuổi. Sữa mẹ có lượng vitamin D khá ít ỏi, trong khi sữa công thức có thể có hoặc không chứa vitamin D. Để bổ sung loại vitamin này, các bà mẹ nên cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào khoảng thời gian thích hợp như sáng sớm hoặc bổ sung bằng chế phẩm dạng giọt cho trẻ.

Sắt

Mặc dù cả sữa mẹ và sữa công thức đều có chứa lượng chất sắt tương đối lớn nhưng một em bé đang phát triển, nhất là từ khi bé bắt đầu ăn các chất rắn, cần được bổ sung lượng sắt cao hơn. Bạn có thể bổ sung sắt qua chế độ ăn uống của con với các loại thực phẩm như thịt, các loại đậu và các loại rau lá. Ngoài ra, trẻ sinh non cần bổ sung sắt nhiều hơn do chúng có lượng dự trữ sắt thấp trong cơ thể khi sinh.

Vitamin B12

Loại vitamin này có trong cá, trứng, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa. Nếu các bà mẹ đang cho con bú mà ăn ít các thực phẩm chứa vitamin B12, bạn có thể cần phải bổ sung riêng loại vitamin này cho con bạn.

DHA

Đây là một axit béo omega 3 rất quan trọng cho sự phát triển của não và mắt. DHA có tự nhiên trong sữa mẹ. Trong thực phẩm, bạn có thể tìm thấy DHA thông qua thịt, cá (đặc biệt là cá biển), các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn và các loại rau họ cải. Do đó, trong các món ăn dặm của trẻ nhỏ, các bà mẹ nên chịu khó sử dụng các thực phẩm này để nấu cho con.

Theo zing

Có thể bạn quan tâm

Giảm cân nhờ ăn bơ

Giảm cân nhờ ăn bơ

Bạn muốn giảm cân? Hãy thử ăn bơ vì bơ có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể, cũng như giúp vòng eo nhỏ hơn, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Internal Medicine Review.
Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, tùy theo từng tình trạng khác nhau, mà có thể uống thêm một ít thuốc tráng dương, ích thận hoặc các loại thuốc pha chế sẵn như các loại cao bổ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thanh xuân.
Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp bang Pennsylvania mới được công bố trên tờ The Journal of Nutritional Biochemistry cho thấy việc bổ sung chất đạm có nguồn gốc từ đậu nành có thể hỗ trợ trị liệu viêm ruột.
Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Những ngày lễ, mùa hè mọi người thường về thăm quê, du lịch trong hoặc ngoài nước. Nên chuẩn bị hành trang đầy đủ tuân theo một số quy định, nguyên tắc về an toàn để chuyến du lịch vui vẻ, sức khỏe và thoải mái.
Mau đói do... ăn mặn

Mau đói do... ăn mặn

Trong lúc thực hiện sứ mệnh giả định đến sao Hỏa, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ăn mặn gây đói cồn cào hơn là khiến đối tượng khát nước.