4 ha rừng bị tàn phá, huyện kiểm kê chỉ có... 2 cây!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thời gian vừa qua, nhiều người dân ngụ xã Lộc Phú (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) bức xúc trước tình trạng rừng thông ba lá, bạch đàn cổ thụ bị tàn phá để lấn chiếm đất, người dân bị giang hồ đe dọa khi phản ánh vụ việc.
Vụ việc nhức nhối xảy ra tại xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) mà Báo Người Lao Động từng thông tin khi nơi đây có hàng loạt cây rừng gồm: Thông 3 lá, bạch đàn cổ thụ… bị ken gốc, đốt gốc và đổ thuốc sâu đầu độc làm cây chết với diện tích lên đến 4 ha nhằm mục đích chiếm đất sản xuất.
.
Clip - Rừng ở Lâm Đồng bị tàn phá lấn chiếm đất sản xuất
Ngày 25-2, ông Nguyễn Ngọc Nhi, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), đã ký công văn giao các cơ quan chức năng huyện vào cuộc kiểm tra, làm rõ thông tin báo chí nêu tại tiểu khu 442 thôn 6 - Nao Quang (xã Lộc Phú).

Đốt gốc
Đốt gốc
Theo đó, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm giao Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Công an huyện Bảo Lâm, Ban Quản lý rừng phòng hộ Đam B’ri, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND xã Lộc Phú khẩn trương kiểm tra, làm rõ. Các cơ quan chức năng và UBND xã Lộc Phú có trách nhiệm lập hồ sơ xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định trước ngày 26-2.

Ken gốc.
Ken gốc.

Cưa hạ.
Cưa hạ.
Một điều hết sức lạ lùng là báo cáo nhanh của UBND huyện Bảo Lâm số 45/BC-UBND về vụ phá rừng này lại hoàn toàn trái ngược với thực gần 4 ha đất lâm nghiệp ở Nao Quang, xã Lộc Phú bị phá để lấn chiếm đất mà báo chí nêu.

Uy hiếp người dân rút đơn phản ánh.
Uy hiếp người dân rút đơn phản ánh.
Theo kết quả xác minh vị trí mà báo chí phản ánh thuộc khoảnh 9, tiểu khu 442, xã Lộc Phú, với diện tích 3 ha thuộc đối tượng đất quy hoạch ngoài lâm nghiệp. Diện tích đất này huyện Bảo Lâm đã lập hồ sơ trình UBND tỉnh Lâm Đồng bố trí đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất.
Hiện trạng tại khoảnh 9, tiểu khu 442 là đất trống, không có rừng, bị người dân lấn chiếm trồng cà phê năm 2020 và có 2 gốc keo lai bị người dân ken và cưa gốc từ lâu.
UBND huyện Bảo Lâm tiếp tục chỉ đạo các ngành liên quan hỗ trợ UBND xã Lộc Phú giải tỏa toàn bộ diện tích 3 ha đất lấn chiếm nói trên (trồng cà phê hơn 1 năm tuổi); đồng thời khẩn trương hoàn tất thủ tục để bố trí đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất đất canh tác.
Một số hình ảnh Báo Người Lao Động ghi nhận tình trạng phá rừng lấn chiếm đất sản xuất tại tiểu khu 442, Nao Quang, xã Lộc Phú rất khác so với báo cáo nhanh của chính quyền huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng):

 
 
Thông bị cưa thành khúc ngổn ngang.
Thông bị cưa thành khúc ngổn ngang.
Thông bị cưa thành khúc ngổn ngang.
 

Cây rừng bị triệt hạ chết để chiếm đất sản xuất xảy ra ở xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng).
Cây rừng bị triệt hạ chết để chiếm đất sản xuất xảy ra ở xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng).

 Đình Thi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null