30 tỉ vinh thân phì gia trên những đồng nghiệp bán rau, ship hàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phan Tôn Noel Thảo - Trợ lý tài chính của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á - thừa nhận đã trực tiếp chi tiền cho lãnh đạo một số Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, các bệnh viện. Trước câu hỏi về số tiền, Thảo trả lời rằng: "Rất nhiều".
 

Nhân viên y tế ngày khoác blouse, tối bán rau ship hàng, trong khi Công ty Việt Á khai nhận chi
Nhân viên y tế ngày khoác blouse, tối bán rau ship hàng, trong khi Công ty Việt Á khai nhận chi "rất nhiều" tiền lót tay trong việc cung cấp kit test COVID-19. Ảnh: Trần Tuấn


“Món quà” mà điều dưỡng Đặng Thu Hiền (Khoa Ung bướu, Bệnh viện Tuệ Tĩnh-đơn vị thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Bộ Y tế) nhận được sau 3 tháng “tuyến đầu chống dịch” ở TPHCM là khoản tiền lương... 3,3 triệu đồng.

Với khoản tiền lương tháng này, chị thậm chí còn không đủ tiền đóng học cho con.

Nhưng hoá ra không chỉ Hiền, không chỉ các cán bộ, nhân viên y tế ở Bệnh viện Tuệ Tĩnh... đói vàng mắt. Một kết quả khảo sát vừa được công bố cho ra những con số rất đau lòng: Mức lương bình quân của nhân viên y tế chỉ khoảng 7,36 triệu đồng/tháng.

PGS-TS Trần Xuân Bách - Phó Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Trưởng nhóm nghiên cứu - cho hay: Khoảng hơn 1/3 nhân viên y tế cho biết lương, thưởng và phụ cấp của họ đã bị giảm… Trong khi khối lượng công việc tăng lên gấp nhiều lần trong đại dịch. Tăng, đến mức: Khoảng 40% gặp phải những khó chịu và suy giảm về sức khỏe thể chất, 70% lo lắng, trầm cảm.

Cũng phải nói thêm, dù “tuyến đầu”, với áp lực cực kỳ căng thẳng và nguy cơ phơi nhiễm, nhưng có tới 62% nhân viên tham gia chống dịch được khảo sát đến nay chưa nhận được bất kỳ một khoản phụ cấp nào.

Lương bình quân 6-7 triệu đồng/tháng, và đó được cho là đã “lương cây đa cây đề, mấy chục năm thâm niên”, chứ “thực tế phổ biến” chỉ 3-4 triệu đồng/tháng. Và trong khi giá sinh hoạt trung bình ở Hà Nội và TPHCM 10-11 triệu đồng/tháng.

Lương bình quân 6-7 triệu đồng/tháng trong khi hồi tháng 6.2017, Bộ trưởng Y tế khi đó là bà Nguyễn Thị Kim Tiến từng ví dụ: "Chúng tôi đi đến các xã miền núi ở tỉnh Điện Biên, hỏi trạm y tế xã thì họ nói rằng, tổng thu nhập, bao gồm phụ cấp, được 12 triệu đồng/tháng, anh em yên tâm làm việc".

Trở lại với Hiền! Chị có “yên tâm làm việc không”?.

“Cứ mỗi lần nghĩ đến công việc và mức lương được nhận, tôi lại thấy chua chát" - Hiền tâm sự.

Hiền, như những đồng nghiệp khác, tìm mọi cách “liệu cơm gắp mắm” cắt giảm tối đa chi tiêu... “Ngày khoác blouse, đêm bán hàng online, bán rau, ship hàng...”.

Hôm qua (20.12) trên VTV, Phan Tôn Noel Thảo thừa nhận đã trực tiếp chi tiền cho lãnh đạo một số CDC các tỉnh, các bệnh viện".

Trước câu hỏi về số tiền, Thảo trả lời rằng: "Rất nhiều".

Hành vi trục lợi, có lẽ không chỉ cá biệt ở Hải Dương. Và nó cực kỳ táng tận lương tâm khi sự vinh thân phì gia ấy dựa trên sự nghèo khổ của bệnh nhân, từ chính sự khó khăn của những đồng nghiệp.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/30-ti-vinh-than-phi-gia-tren-nhung-dong-nghiep-ban-rau-ship-hang-986864.ldo
 

Theo ANH ĐÀO (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.