Có được kết quả này là do địa phương đã sáng tạo mô hình hoạt động như thành lập câu lạc bộ vui chơi, giải trí cho các gia đình ở cộng đồng.
Sáng 27-10, tại Hà Nội, Bộ VH-TT&DL tổ chức Hội nghị “Chia sẻ kinh nghiệm nhân rộng địa bàn triển khai mô hình phòng, chống bạo lực gia đình”. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả đã đạt được sau 3 năm triển khai thí điểm mô hình phòng chống bạo lực gia đình (BLGĐ), chia sẻ những kinh nghiệm tốt và xác định phương hướng hoạt động trong giai đoạn tiếp theo.
Theo báo cáo của Bộ VH-TT&DL, sau 30 tháng triển khai (từ tháng 8-2008 đến 31-12-2010), tình hình BLGĐ đã giảm mạnh.
Nếu năm 2008, tại 64 xã triển khai mô hình xảy ra 1.071 vụ BLGĐ thì đến năm 2010 số vụ bạo lực gia đình chỉ còn 238 vụ, giảm 77,8%.
Đặc biệt, tại các địa bàn triển khai mô hình trong giai đoạn này không có vụ việc nghiêm trọng xảy ra.
Có được kết quả này là do các địa phương đã biết tổ chức sáng tạo các hoạt động của mô hình. Tiêu biểu là việc thành lập và tổ chức hoạt động các câu lạc bộ là nơi vui chơi, giải trí của các gia đình ở cộng đồng.
Qua các câu lạc bộ, lồng ghép các hoạt động giải trí với tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác gia đình.
Theo thống kê, năm 2008, Bộ VH-TT&DL đã chỉ đạo thành lập được 320 câu lạc bộ ở 64 xã, phường, thị trấn. Trong 3 năm các câu lạc bộ đã nhân rộng lên 7.960 câu lạc bộ thu hút 175.000 hộ gia đình tham gia.
Bên cạnh đó, Bộ cũng tích cực thành lập và đẩy mạnh hoạt động của các nhóm phòng chống BLGĐ với 3 chức năng: Tư vấn, hòa giải và can thiệp kịp thời các vụ bạo lực gia đình. Trung bình mỗi xã triển khai có 5 nhóm, mỗi nhóm có 5 thành viên gồm công an viên, trưởng thôn, ấp, tổ dân phố, chi hội phụ nữ, cựu chiến binh.
Ngoài ra, Bộ còn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, tư vấn, tính đến tháng 11-2010, Bộ đã tổ chức được 1.200 buổi tuyên truyền lồng ghép cho khoảng 270.000 lượt người.
Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, các hoạt động tuyên truyền đã phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ địa phương về hôn nhân gia đình. Từ năm 2008-2010, Bộ đã tổ chức 3 khóa tập huấn cho lãnh đạo các Sở VH-TT&DL và lãnh đạo các phòng xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình các địa phương.
Trong thời gian tới, Bộ VHTTDL đề ra các mục tiêu sau: Đảm bảo trong năm 2012 có ít nhất 30 %, đến năm 2015 có trên 60% số xã phường của mỗi tỉnh, thành xây dựng và tổ chức hoạt động của Mô hình phòng chống BLGĐ.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh: Mặc dù mô hình đã được đa số cấp ủy, chính quyền các địa phương vào cuộc, đặc biệt là sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của các gia đình. Tuy nhiên cũng từ thực tế triển khai mô hình trong thời gian qua cho thấy vẫn còn nhiều khó khăn bất cập, đặc biệt là sự vào cuộc chưa đều và quyết liệt của một số địa phương. Ở một số nơi còn thực hiện mang tính hình thức, sự phối kết hợp giữa các thành viên trong các ban, ngành đoàn thể còn chưa chặt chẽ.
Để công tác phòng chống bạo lực gia đình trong những năm tới đạt hiệu quả tốt, từ nay tới năm 2015, Bộ VH-TT&DL yêu cầu các địa phương tiếp tục triển khai nhân rộng các mô hình phòng chống BLGĐ có hiệu quả.
Cách làm ở mỗi địa phương phải linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đối tượng, địa bàn, hoàn cảnh và hình thức hoạt động ở từng nơi.
Các sở, cơ quan ban ngành liên quan tiếp tục xây dựng hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống BLGĐ.
Tăng cường và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên nòng cốt về công tác gia đình; kiện toàn và nâng cao năng lực tư vấn, hòa giải trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình…
Sáng 27-10, tại Hà Nội, Bộ VH-TT&DL tổ chức Hội nghị “Chia sẻ kinh nghiệm nhân rộng địa bàn triển khai mô hình phòng, chống bạo lực gia đình”. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả đã đạt được sau 3 năm triển khai thí điểm mô hình phòng chống bạo lực gia đình (BLGĐ), chia sẻ những kinh nghiệm tốt và xác định phương hướng hoạt động trong giai đoạn tiếp theo.
Theo báo cáo của Bộ VH-TT&DL, sau 30 tháng triển khai (từ tháng 8-2008 đến 31-12-2010), tình hình BLGĐ đã giảm mạnh.
Nhờ cách làm hay, nạn bạo lực gia đình đang có chiều hướng giảm |
Đặc biệt, tại các địa bàn triển khai mô hình trong giai đoạn này không có vụ việc nghiêm trọng xảy ra.
Có được kết quả này là do các địa phương đã biết tổ chức sáng tạo các hoạt động của mô hình. Tiêu biểu là việc thành lập và tổ chức hoạt động các câu lạc bộ là nơi vui chơi, giải trí của các gia đình ở cộng đồng.
Qua các câu lạc bộ, lồng ghép các hoạt động giải trí với tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác gia đình.
Theo thống kê, năm 2008, Bộ VH-TT&DL đã chỉ đạo thành lập được 320 câu lạc bộ ở 64 xã, phường, thị trấn. Trong 3 năm các câu lạc bộ đã nhân rộng lên 7.960 câu lạc bộ thu hút 175.000 hộ gia đình tham gia.
Bên cạnh đó, Bộ cũng tích cực thành lập và đẩy mạnh hoạt động của các nhóm phòng chống BLGĐ với 3 chức năng: Tư vấn, hòa giải và can thiệp kịp thời các vụ bạo lực gia đình. Trung bình mỗi xã triển khai có 5 nhóm, mỗi nhóm có 5 thành viên gồm công an viên, trưởng thôn, ấp, tổ dân phố, chi hội phụ nữ, cựu chiến binh.
Ngoài ra, Bộ còn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, tư vấn, tính đến tháng 11-2010, Bộ đã tổ chức được 1.200 buổi tuyên truyền lồng ghép cho khoảng 270.000 lượt người.
Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, các hoạt động tuyên truyền đã phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ địa phương về hôn nhân gia đình. Từ năm 2008-2010, Bộ đã tổ chức 3 khóa tập huấn cho lãnh đạo các Sở VH-TT&DL và lãnh đạo các phòng xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình các địa phương.
Trong thời gian tới, Bộ VHTTDL đề ra các mục tiêu sau: Đảm bảo trong năm 2012 có ít nhất 30 %, đến năm 2015 có trên 60% số xã phường của mỗi tỉnh, thành xây dựng và tổ chức hoạt động của Mô hình phòng chống BLGĐ.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh: Mặc dù mô hình đã được đa số cấp ủy, chính quyền các địa phương vào cuộc, đặc biệt là sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của các gia đình. Tuy nhiên cũng từ thực tế triển khai mô hình trong thời gian qua cho thấy vẫn còn nhiều khó khăn bất cập, đặc biệt là sự vào cuộc chưa đều và quyết liệt của một số địa phương. Ở một số nơi còn thực hiện mang tính hình thức, sự phối kết hợp giữa các thành viên trong các ban, ngành đoàn thể còn chưa chặt chẽ.
Để công tác phòng chống bạo lực gia đình trong những năm tới đạt hiệu quả tốt, từ nay tới năm 2015, Bộ VH-TT&DL yêu cầu các địa phương tiếp tục triển khai nhân rộng các mô hình phòng chống BLGĐ có hiệu quả.
Cách làm ở mỗi địa phương phải linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đối tượng, địa bàn, hoàn cảnh và hình thức hoạt động ở từng nơi.
Các sở, cơ quan ban ngành liên quan tiếp tục xây dựng hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống BLGĐ.
Tăng cường và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên nòng cốt về công tác gia đình; kiện toàn và nâng cao năng lực tư vấn, hòa giải trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình…
Theo VOV