25 năm quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ - Kỳ 1: Việt - Mỹ hợp tác chống đại dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đại dịch COVID-19 hoành hành đúng giai đoạn kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ. Nhưng trong giai đoạn khó khăn, sự hợp tác hiệu quả Việt - Mỹ một lần nữa cho thấy hai nước tiếp tục đi những bước dài.

450.000 bộ đồ bảo hộ y tế sản xuất tại Việt Nam hạ cánh tại Dallas, Texas, Mỹ tháng 4-2020
450.000 bộ đồ bảo hộ y tế sản xuất tại Việt Nam hạ cánh tại Dallas, Texas, Mỹ tháng 4-2020
Sáng nay, 450.000 bộ đồ bảo hộ đã đến Dallas, Texas. Điều này đã trở thành hiện thực nhờ sự hợp tác giữa 2 doanh nghiệp tuyệt vời của Mỹ - DuPont và FedEx - cùng những người bạn ở Việt Nam của chúng ta. Xin cảm ơn!
Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter ngày 9-4-2020, cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã hợp tác tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giao nhận và phê duyệt cần thiết để đẩy nhanh việc chuyển giao trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho Mỹ.
Trong những tháng đầu năm, nền kinh tế toàn cầu đã trở nên ảm đạm vì COVID-19, song nó cũng mang lại những cơ hội hợp tác "ngàn năm có một" cho các doanh nghiệp đủ nhạy bén. Và câu chuyện của Công ty may mặc Dony - một doanh nghiệp Việt - là điển hình cho điều đó.
"Món quà quê"
Khoảng giữa tháng 3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kích hoạt Đạo luật sản xuất quốc phòng (DPA) để yêu cầu tăng tốc sản xuất các thiết bị y tế chống dịch. Các doanh nghiệp Mỹ đã nhanh chóng thay đổi để đáp ứng với sắc lệnh mới.
Vốn là một công ty may mặc nhỏ, Dony đã nhanh chóng chuyển sang sản xuất khẩu trang vải kể từ lúc dịch bệnh bắt đầu. Trong bối cảnh đó, Công ty vũ khí Security Pro USA đã tìm đến Dony. "Tôi thích làm việc với Dony vì họ duy trì liên lạc và giao hàng đúng hạn" - ông Al Evan, giám đốc kiêm nhà sáng lập của Security Pro USA, nói.
Trong khi nhiều doanh nghiệp cho rằng làm ăn với Mỹ rất khó, Phạm Quang Anh - giám đốc Dony - nhận thấy điều ngược lại. 
"Đối với đối tác Mỹ, thật ra chỉ cần sản phẩm chất lượng, chứng nhận đầy đủ và mức giá phù hợp thì mọi thứ khác đều rất dễ. Tuy thị trường Mỹ cạnh tranh về giá có gắt hơn những thị trường khác nhưng chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện, họ sẽ không hỏi thêm gì" - ông giải thích.
Dony là một trong số các doanh nghiệp Việt tận dụng tốt cơ hội hợp tác với phía Mỹ trong đại dịch
Dony là một trong số các doanh nghiệp Việt tận dụng tốt cơ hội hợp tác với phía Mỹ trong đại dịch
Cũng theo ông Anh, việc hợp tác với phía Mỹ có nhiều điểm thuận lợi so với các thị trường khác ở chỗ thị trường có sức mua hàng lớn và hoạt động thông thương giữa 2 nước cũng đơn giản, "từ vận chuyển, giao nhận hàng hóa cho đến thanh toán".
Dony cũng là một trong những doanh nghiệp tham gia quyên góp vật tư y tế cho Mỹ do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hôm 5-6. Công ty này đã quyên góp 100.000 khẩu trang kháng khuẩn chống giọt bắn, tổng trị giá hơn 10,5 tỉ đồng.
Nghĩ đến việc Mỹ đã nhiều lần tài trợ cho Việt Nam kể từ khi bình thường hóa quan hệ, ông Anh xem phần quyên góp này chỉ là "một chút quà quê" để tri ân nước Mỹ.
Đặc biệt trong thời gian dịch bệnh, việc Chính phủ Mỹ duy trì mở cửa cho vận tải đã góp phần không nhỏ cho hoạt động xuất khẩu của Dony được thuận lợi. Ông Anh cho biết nhờ chứng minh được đã hoàn thành tốt những đơn hàng lớn đi Mỹ, Dony đã tìm kiếm được thêm nhiều đối tác ở những nước khác. 
Ông Razzi Yahyapour, đồng sở hữu công ty cung cấp đồng phục thể thao Toop Sports (Mỹ), cho hay: "Dony cung cấp khẩu trang cho hoạt động phân phối tại Mỹ của Toop Sports. Đây là một cơ hội lớn để chúng tôi đa dạng hóa kinh doanh và mở rộng ra ngoài các mặt hàng thể thao".
Là một đối tác lâu năm, Toop Sport cũng là một trong những đối tác duy nhất của Dony vẫn tiếp tục đặt hàng cho đến nay, sau khi nhu cầu khẩu trang đã tạm nguội xuống trong khi nhu cầu dành cho những mặt hàng may mặc truyền thống vẫn chưa hồi phục. 
Cũng theo ông Anh, ngoài các đơn hàng nội địa, Dony tới nay chỉ còn các đơn hàng xuất khẩu đi Mỹ và 1 đơn hàng đi Campuchia, đều là số lượng lớn.
Đại diện Câu lạc bộ Hà Nội cựu du học sinh VN tại Mỹ và Hội Chữ thập đỏ VN kiểm tra chất lượng khẩu trang lần cuối trước khi chuyển giao cho công ty vận chuyển xuất đi Mỹ - Ảnh: VUSAC Hanoi
Đại diện Câu lạc bộ Hà Nội cựu du học sinh VN tại Mỹ và Hội Chữ thập đỏ VN kiểm tra chất lượng khẩu trang lần cuối trước khi chuyển giao cho công ty vận chuyển xuất đi Mỹ - Ảnh: VUSAC Hanoi
400.000 khẩu trang từ Việt Nam
Một tối muộn đầu tháng 4-2020, khi Việt Nam đã bước qua ngày thứ 10 của quãng thời gian giãn cách xã hội đầy căng thẳng, chị Trịnh Thái Hà nhận được một cuộc gọi. "Chị nghĩ chúng ta cần phải làm gì đó để giúp đỡ họ" - đầu dây bên kia, chị Nguyễn Thu Thảo khẩn thiết.
Chị Hà và chị Thảo là một trong những thành viên cốt cán của Câu lạc bộ Hà Nội của cựu du học sinh Việt Nam tại Mỹ (VUSAC Hanoi) - những người đã dành một phần thanh xuân của mình ở xứ sở cờ hoa. "Họ" ở đây là những người dân Mỹ đang chật vật chống chịu với những thảm khốc mà đại dịch COVID-19 gây ra trên phạm vi toàn cầu.
Vào thời điểm đó, toàn nước Mỹ đã có hơn 560.000 ca mắc COVID-19, cướp đi sinh mạng của hơn 22.000 người. Những con số kinh hoàng tăng dần đều lên từng ngày. Ngay trong đêm, bức thư ngỏ đầu tiên được chấp bút với mục tiêu bước đầu là quyên góp đủ 600 triệu đồng để mua khoảng 100.000 khẩu trang, thời gian thực hiện là hai tuần.
Mọi chuyện diễn ra tiếp sau đó vượt ngoài sự kỳ vọng, khi kế hoạch đạt được chỉ sau một tuần đầu tiên. Những người quyên góp là cựu sinh viên ở Mỹ, gia đình của cựu sinh viên ở Mỹ và những người có bạn bè đang sống tại một trong những ổ dịch lớn nhất của thế giới ở bên kia bán cầu. Mối liên hệ là rất rõ ràng. 
"Tiền lúc bấy giờ không còn là mục tiêu chính yếu nữa. Điều chúng tôi mong mỏi là được thấy sự lan tỏa của chiến dịch, càng nhiều người tham gia càng tốt" - chị Thảo cho hay.
"Đó là những em học sinh chưa bao giờ sang đến Mỹ nhưng đã đọc và hiểu về nước Mỹ. Khi thấy lời kêu gọi này, các em cảm thấy mình cũng cần đóng góp. Đó là những doanh nghiệp chưa hề có quan hệ làm ăn ở thị trường này nhưng sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng mà không cần vinh danh. 
Đó thậm chí là một vài người có hoàn cảnh đặc biệt, phải sống dựa vào tiền hỗ trợ của những nhà hảo tâm trong thời điểm cách ly xã hội, cũng đồng ý san sẻ một phần cho hoạt động thiện nguyện" - chị Thảo chia sẻ.
Đại diện VUSAC (phải), nhà sản xuất (giữa) và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chụp ảnh trước khi gửi chuyến khẩu trang viện trợ đầu tiên tới Mỹ cuối tháng 4-2020
Đại diện VUSAC (phải), nhà sản xuất (giữa) và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chụp ảnh trước khi gửi chuyến khẩu trang viện trợ đầu tiên tới Mỹ cuối tháng 4-2020
Vô hình trung, một sáng kiến của riêng cộng đồng cựu du học sinh Việt Nam ở Mỹ đã tạo thành một "ngôi nhà chung" liên kết hơn 900 con người với nhau, thông qua đó nhân dân Việt Nam có dịp thể hiện sự cảm thông, chia sẻ chân thành đối với những người bạn cách xa nửa vòng Trái đất.
Hơn 1,2 tỉ đồng được quyên góp sau hai tuần phát động chương trình, ước tính mua được 300.000 chiếc khẩu trang. Tuy nhiên, cần một số tiền tương đương để vận chuyển số hàng đó qua Mỹ. 
Giữa lúc bối rối, một người thân tình cờ tiết lộ với chị Thảo rằng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cũng sắp có một chuyến hàng viện trợ sang Mỹ. Rất nhanh chóng, thỏa thuận được sắp đặt giữa ba bên: VUSAC, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và bên tiếp nhận - Hội Chữ thập đỏ Mỹ sẽ chi trả toàn bộ chi phí vận chuyển bằng đường hàng không.
Những thủ tục thông quan cho chuyến hàng viện trợ, vốn dĩ kéo dài hàng tháng trời, nay rút ngắn lại còn vài ngày nhờ sự ủng hộ và tạo điều kiện từ phía Bộ Ngoại giao Việt Nam và Văn phòng Chính phủ.
Ngày 6-5, 300.000 khẩu trang quyên góp bởi VUSAC và 100.000 khẩu trang tài trợ bởi Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã được chuyển giao cho FedEx để vận chuyển bằng đường hàng không sang Mỹ ngay trong tuần.
Có một tình cảm quý mến khá đặc biệt giữa người Việt Nam và người dân Mỹ, dù trong thời điểm chiến tranh ác liệt nhất, theo chị Thảo. "Chính nhờ cái đó mà chiến tranh kết thúc sớm hơn. Sau này bắt đầu quá trình vận động để bình thường hóa quan hệ ngoại giao, chính những nhân tố trong ngoại giao nhân dân đó đã thúc đẩy cho quan hệ Việt - Mỹ", chị nói thêm.
Ngày hôm nay, khi nước Mỹ vẫn đang là tâm dịch COVID-19 của thế giới, tình cảm đó được thể hiện rõ nét hơn, không đơn thuần là sự tin cậy nhau mà còn là sự cảm thông đối với người bạn phương xa đang trong cơn hoạn nạn. 
"Đó mới chính là động lực khiến chúng tôi thực hiện chương trình và qua đó gắn kết nhân dân hai nước Việt - Mỹ với nhau" - chị Thảo giãi bày.
Xích lại gần nhau qua hợp tác
Ngày 27-3, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố gói 274 triệu USD hỗ trợ nhân đạo và y tế khẩn cấp cho các nước chống dịch COVID-19. Việt Nam có trong danh sách 64 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận hỗ trợ vì thuộc nhóm nguy cơ cao.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, giám đốc Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam Michael Greene cho biết Việt Nam đã dần tăng cường hệ thống y tế dự phòng và hiện có một nền tảng vững chắc cả về thể chế và nguồn nhân lực để giải quyết các mối quan tâm chính về sức khỏe cộng đồng.
"Tại nhiều nước, những hạn chế về nguồn lực và nhu cầu ngân sách đang đặt ra các thách thức hiện hành. Ở một quốc gia như Việt Nam sẽ có khó khăn trong việc đảm bảo vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa có thể phát triển đầy đủ và được hỗ trợ tương xứng" - ông Greene tiết lộ lý do viện trợ cho Việt Nam.
Ông Michael Greene tin rằng quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa hai nước đã đóng vai trò nền tảng mạnh mẽ cho mọi thứ USAID đang làm ở Việt Nam, từ tăng cường quản trị kinh tế, cải thiện kết quả y tế và giáo dục sau đại học đến thúc đẩy bảo vệ môi trường để đảm bảo sự bền vững của tài nguyên thiên nhiên đối với tăng trưởng dài hạn của Việt Nam.
"Và lúc này, USAID cũng như các cơ quan khác của Mỹ đang hợp tác trong công cuộc ứng phó đại dịch ở Việt Nam, và điều này đang mang Mỹ và Việt Nam xích lại gần nhau hơn" - ông Greene nói.

Những cột mốc 25 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ

 
 
 
(còn nữa)
NHẬT ĐĂNG - NGUYÊN HẠNH - KHOA THƯ (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null