205 dự án tranh tài tại bán kết cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vòng bán kết cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp Startup Kite 2021 vừa được khởi động, với 205 dự án được lựa chọn từ 1.518 ý tưởng.
 
Sinh viên Trường CĐ FPT Polytechnic thuyết trình dự án Đồng hồ thông minh hỗ trợ người khiếm thính. Ảnh: Quý Hiên
Sinh viên Trường CĐ FPT Polytechnic thuyết trình dự án Đồng hồ thông minh hỗ trợ người khiếm thính. Ảnh: Quý Hiên
Hôm nay, 28.9, tại Hà Nội, Ban tổ chức cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp Startup Kite 2021 đã tổ chức lễ khai mạc vòng bán kết cho cuộc thi. Startup Kite 2021 là một cuộc thi do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTB-XH) phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc tổ chức từ nguồn tài trợ của Chính phủ Nhật Bản.
Tại lễ khai mạc vòng bán kết Startup Kite 2021, ông Đỗ Năng Khánh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, mong các thí sinh bình tĩnh, tự tin, chuẩn bị thuyết trình tốt; đồng thời đề nghị các thành viên ban giám khảo chấm thi trên tinh thần khách quan, chính xác các ý tưởng, dự án của thí sinh, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ hơn tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên trường nghề nói chung.
Ông Khánh cũng cho biết, sau 3 tháng phát động, cuộc thi đã thu hút 1.518 ý tưởng của các em học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia. Từ hơn 1.500 ý tưởng này, ban giám khảo đã lựa chọn được 205 dự án (thuộc 59 trường nghề ở 33 tỉnh thành) vào bán kết.
Ban tổ chức đã mời các doanh nhân trẻ thành đạt làm ban giám khảo và đồng hành với các thí sinh trong suốt cuộc thi. Ngoài ra, các đội thí sinh được lựa chọn vào vòng chung kết sẽ được các giảng viên doanh nhân tập huấn, bồi dưỡng kiến thức tư duy về khởi nghiệp, kỹ năng khởi nghiệp và khởi nghiệp tinh gọn.
Đại diện Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, đơn vị đồng hành với thí sinh trong suốt cuộc thi, Sark Trần Anh Vương cho rằng ý nghĩa của hoạt động này với từng cá nhân thí sinh không chỉ là các em có thắng cuộc hay không, mà là các em vượt qua được giới hạn của bản thân, vượt qua được giới hạn địa lý để đến với cuộc thi.
“Dù được giải hay không, điều đó không là vấn đề. Việc các bạn tham gia đời sống xã hội, đem ý tưởng của mình phục vụ đời sống xã hội thế nào sau cuộc thi này, đấy mới là điều quan trọng. Thật tuyệt vời khi Startup Kite 2021 là cuộc thi hướng tới mục tiêu đó. Đó cũng là lý do Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tham gia đồng hành với cuộc thi”, ông Trần Anh Vương nói.
Theo Quý Hiên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.