18 tội ác bị trừng phạt bằng án tử hình từ ngày 1-1-2018

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bán thuốc chữa bệnh giả, tham ô, gián điệp, khủng bố... là những tội có mức phạt tới án tử hình, theo luật hình sự mới.
 
Theo điều 40 Bộ luật Hình sự 2015: Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do bộ luật này quy định.
Hình phạt này không áp dụng, thi hành với người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên, người bị kết án tử hình về tội tham ô, nhận hối lộ chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1-1-2018 quy định 18 tội dưới đây có mức hình phạt cao nhất là tử hình.
Điều 142: Hiếp dâm người dưới 16 tuổi
Người nào dùng, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, người dưới 13 tuổi trái với ý muốn bị phạt tù 7-15 năm.
Thủ phạm có thể bị phạt 12-20 năm, 20 năm tù chung thân hoặc tử hình nếu hành vi phạm vào những tình tiết tăng nặng sau: có tính chất loạn luân; làm nạn nhân có thai; gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội…
Điều 194: Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh
Hình phạt thấp nhất của tội này là 2-7 năm.
Mức án sẽ tăng đến 12 năm, 12-20 năm, 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu phạm vào trong các tình tiết tăng nặng sau: có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ quyền hạn, thu lợi bất chính hai tỷ đồng trở lên, làm chết hai người trở lên, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người trên 61%...
Pháp nhân thương mại phạm tội này bị phạt tiền từ một tỷ đến 20 tỷ đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Điều 123: Giết người
Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp: giết hai người trở lên, người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết có thai, người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân, giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy, cô giáo của mình... thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Đây cũng là khung hình phạt áp dụng với sát thủ có hành vi giết người mang tính chất côn đồ hay vì động cơ đê hèn.
Nếu phạm tội không thuộc các trường nêu trên thì bị phạt tù 7-15 năm. Người chuẩn bị phạm tội này bị phạt tù 1-5 năm.
Điều 353: Tham ô tài sản
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ hai đến dưới 100 triệu hoặc dưới hai triệu nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi mà còn vi phạm, bị kết án về một trong các tội về chức vụ, quyền hạn chưa được xóa án tích bị phạt tù 2-7 năm.
Ngoài khung hình phạt khởi điểm, người phạm tội này còn đối mặt với hình phạt 7-20 năm, tù chung thân đến tử hình nếu có các tình tiết tăng nặng: có tổ chức, dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm, chiếm đoạt tài sản trị giá một tỷ đồng trở lên; gây thiệt hại năm tỷ đồng trở lên…
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định 1-5 năm, có thể bị phạt tiền 30-100 triệu, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Có mới của tội này so với Bộ luật Hình sự 1999 là người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước mà tham ô tài sản cũng bị xử lý.
Điều 354: Nhận hối lộ
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích: tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ hai đến dưới 100 triệu, dưới hai triệu nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này, kết án về tội liên quan tới chức vụ, quyền hạn, lợi ích phi vật chất cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, bị phạt tù 2-7 năm tù.
Tội này còn có các khung hình phạt khác: 7-15 năm, 15-20 năm, 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu gây án có tổ chức, lạm dụng chức vụ, quyền hạn; của hối lộ trị giá một tỷ đồng trở lên; gây thiệt hại về tài sản năm tỷ đồng trở lên.
Tội này cũng mở rộng đối tượng xử lý với người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước.
Điều 421: Phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược
Người nào tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược hoặc chuẩn bị, tiến hành, tham gia chiến tranh xâm lược nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền khác, bị phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Người phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, bị phạt tù từ 10 đến 20 năm.
Điều 422: Chống loài người
Người nào trong thời bình hay trong chiến tranh mà thực hiện hành vi tiêu diệt hàng loạt dân cư của một khu vực, phá hủy nguồn sống, cuộc sống văn hóa, tinh thần của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội nhằm phá hoại xã hội đó hoặc thực hiện hành vi diệt chủng khác hoặc thực hiện hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên, bị phạt tù từ 10 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Người phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, bị phạt tù 10-20 năm.
Điều 423: Tội phạm chiến tranh
Người nào trong thời kỳ chiến tranh mà ra lệnh hoặc trực tiếp tiến hành việc giết hại dân thường, người bị thương, tù binh, cướp phá tài sản, tàn phá các nơi dân cư, sử dụng các phương tiện hoặc phương pháp chiến tranh bị cấm hoặc thực hiện hành vi khác vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế hoặc các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, bị phạt tù từ 10 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Người phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, bị phạt tù 10-20 năm.
Điều 108: Phản bội Tổ quốc
Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Người phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, bị phạt tù 7-15 năm. Người chuẩn bị phạm tội này bị phạt tù 1-5 năm.
Điều 251: Mua bán trái phép chất ma túy
Người nào mua bán trái phép chất ma túy bị phạt tù 2-7 năm. Khung hình phạt cao nhất dành cho người phạm tội này là 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình nếu có một trong các tình tiết tăng nặng: nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng năm cân trở lên; Heroin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên; lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng 75 cân trở lên;…
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm đến 500 triệu, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Ngoài 10 tội nêu trên, 8 tội còn lại có mức phạt lên tới án tử hình gồm: Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (điều 109), Bạo loạn (điều 112), Gián điệp (điều 110), Khủng bố (điều 299), Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (điều 113), Phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (điều 114), Sản xuất trái phép chất ma túy (điều 248), Vẫn chuyển trái phép chất ma túy (điều 250).
Bảo Hà (Vnexpress)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.