16 tấn hóa chất sản xuất ma túy ở Kon Tum vẫn chưa được xử lý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
16 tấn hóa chất và thiết bị, máy móc trong vụ án người Trung Quốc thuê nhà xưởng để sản xuất ma túy ở Kon Tum năm 2019 vẫn chưa được xử lý.

Ngày 11.7, Công an tỉnh Kon Tum cho biết 16 tấn hóa chất và thiết bị, máy móc trong vụ án người Trung Quốc thuê nhà xưởng ở Kon Tum để sản xuất ma túy vẫn chưa được xử lý.

Hiện số hóa chất trên vẫn đang nằm tại nhà kho Công an tỉnh Kon Tum và bốc mùi hôi nồng nặc, gây ô nhiễm môi trường.

Số hóa chất dùng để sản xuất ma túy bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường. NGUỒN TIN CUNG CẤP
Số hóa chất dùng để sản xuất ma túy bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường. NGUỒN TIN CUNG CẤP

Theo hồ sơ vụ án, năm 2019, nhóm người gồm: Thái Tự Lực, Tống Kiến Hoàng, Trương Cần Thư, Dương Viễn Đức, Lữ Dư Trọng, Hoàng Sơn Nguyên, Thái Tư Viện (cùng quốc tịch Trung Quốc) và Sàn Khuấn Sáng (quốc tịch Việt Nam) đến H.Đăk Hà (Kon Tum). Tại đây, cả nhóm đã thuê nhà xưởng của Công ty TNHH Đồng An Nguyên (TT.Đăk Hà) để tổ chức sản xuất ma túy, tiền chất ma túy.

Đến 6.8.2019, công an đồng loạt đột kích vào nhà xưởng này khống chế, bắt quả tang nhóm người trên khi đang có hành vi sản xuất trái phép chất ma túy.

Qua điều tra, lực lượng chức năng đã xác định Thái Tự Lực và Tống Kiến Hoàng là chủ mưu cầm đầu. Thái Tự Lực có tiền án chung thân về tội sản xuất trái phép chất ma túy tại Trung Quốc, mới được ra tù.

Còn Tống Kiến Hoàng có kinh nghiệm trong sản xuất ma túy tổng hợp. Những người còn lại có nhiệm vụ vận hành máy móc, thiết bị.

Cơ quan chức năng cũng đã phát hiện, thu giữ vật chứng, gồm: trên 11.580 gam chất ma túy, loại Methamphetamine; hơn 1.054 lít 1 phenyl-2-propanone cùng rất nhiều chất hóa học là tiền chất ma túy; trên 13 tấn hóa chất, tiền chất các loại đựng trong các thùng phuy, can nhựa, thùng nhựa, chai lọ thủy tinh, bao giấy… phục vụ sản xuất trái phép chất ma túy; khoảng 20 tấn máy móc, thiết bị, dụng cụ lắp đặt thành dây chuyền đang sản xuất trái phép chất ma túy.

Nhóm bị cáo Thái Tự Lực bị đưa ra xét xử về tội sản xuất trái phép chất ma túy. Ảnh: ĐỨC NHẬT

Nhóm bị cáo Thái Tự Lực bị đưa ra xét xử về tội sản xuất trái phép chất ma túy. Ảnh: ĐỨC NHẬT

Ngày 16.4. 2022, TAND tỉnh Kon Tum đã đưa vụ án ra xét xử. Kết thúc phiên tòa, HĐXX đã tuyên phạt 2 bị cáo Thái Tự Lực và Tống Kiến Hoàng cùng nhận mức án tử hình; bị cáo Dương Viễn Đức nhận mức án chung thân; 2 bị cáo Trương Cần Thư và Sàn Khuấn Sáng mỗi người nhận mức án 20 năm tù giam cùng về tội sản xuất trái phép chất ma túy.

Dù các bị cáo đã được đưa ra xét xử và nhận những mức án thích đáng, tuy nhiên, số tang vật mà cơ quan chức năng đã thu giữ vẫn chưa được xử lý gây ô nhiễm.

Theo đó, hiện số hóa chất, vật chứng trên vẫn đang được gửi tại nhà kho của cơ quan công an. Do thời tiết nắng nóng nên các bình đựng hóa chất bị hư hỏng dẫn đến bị rò rỉ, thấm xuống nền nhà kho, làm hư hỏng chân móng, tường của kho vật chứng cũng như kho chứa vũ khí của Công an tỉnh Kon Tum.

Hóa chất chảy ra bốc mùi gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cán bộ, chiến sĩ, có nguy cơ cháy nổ, mất an toàn.

Trước tình hình đó, Công an tỉnh Kon Tum đã có nhiều văn bản trao đổi với Cục thi hành án dân sự tỉnh Kon Tum nhằm xử lý vật chứng đối với vụ án này. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan, hiện tại số hóa chất, thiết bị này vẫn chưa được xử lý.

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null