10 nhóm đối tượng được tiêm vaccine COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký ban hành hướng dẫn về việc tiêm vaccine COVID-19. Trong đó, hướng dẫn này nêu rõ có 10 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 đầu tiên.

Tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 ở Việt Nam. Ảnh: Hải Nguyễn
Tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 ở Việt Nam. Ảnh: Hải Nguyễn


10 nhóm đối tượng nguy cơ cao

Cụ thể, 10 nhóm đối tượng bao gồm:

- Nhân viên y tế.

- Nhân viên tham gia phòng chống dịch (ban chỉ đạo các cấp, nhân viên khu cách ly, phóng viên...).

- Nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh.

- Lực lượng công an.

- Lực lượng quân đội.

- Người trên 65 tuổi.

- Nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu: Hàng không, vận tải, du lịch, cung cấp dịch vụ điện, nước...

- Người mắc các bệnh mãn tính.

- Người có nhu cầu đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.

- Người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, vaccine COVID-19 sẽ được triển khai tiêm chủng trên phạm vi cả nước, mức độ ưu tiên từ nguy cơ cao đến nguy cơ thấp dựa trên các tiêu chí: Khu vực đang ghi nhận ca mắc/tử vong do COVID-19; khu vực đô thị lớn, mật độ dân số cao; các tỉnh đầu mối giao thông...

Bộ Y tế cũng cho biết chỉ chọn mua các vaccine an toàn, có hiệu lực bảo vệ cao, được Tổ chức Y tế thế giới tiền thẩm định, đã được phê chuẩn bởi một cơ quan quản lý dược nghiêm ngặt (SRA), giá cả phù hợp.

30 triệu liều vaccine viện trợ, khoảng 15-16% dân số được tiêm miễn phí

Về vaccine sử dụng, Bộ Y tế cho biết chương trình COVAX- Giải pháp tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 toàn cầu, do Liên minh Vaccine và tiêm chủng toàn cầu (GAVI) và Tổ chức Y tế thế giới đã có thư xác nhận phân bổ 4,8 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 trong quý 1 và 2.2021. Việt Nam được viện trợ vaccine COVID-19 AstraZeneca, tương tự loại Việt Nam đặt mua.

Trên cơ sở ước tính hiện tại, chương trình này sẽ cung cấp đủ vaccine, vật tư tiêm chủng cho 15-16% dân số của 92 quốc gia thành viên chương trình, trong đó có Việt Nam.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, tổng số vaccine từ chương trình COVAX viện trợ cho Việt Nam năm 2021 là 30 triệu liều, trong đó chủ yếu sử dụng vào nửa cuối năm 2021.

Bộ Y tế cho biết vaccine do COVAX hỗ trợ sẽ được miễn phí nhập khẩu, nhập khẩu qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài hoặc Tân Sơn Nhất và thông quan lập tức ngay khi về đến cảng, chuyển về kho quốc gia hoặc kho khu vực để kiểm định. Việc vận chuyển vaccine tới các tuyến sẽ do cán bộ chuyên trách tiêm chủng đã được đào tạo thực hiện.

Bộ Y tế cũng đã khảo sát hệ thống kho lạnh hiện có và khẳng định hệ thống kho lạnh hiện có có thể bảo quản cùng lúc 3 triệu liều ở nhiệt độ âm sâu (-70 độ C), 1,8 triệu liều ở nhiệt độ -25 đến -15 độ C và sẵn sàng bảo quản hàng chục triệu liều ở nhiệt độ 2-8 độ C (hầu hết vaccine cần bảo quản ở nhiệt độ này).

https://laodong.vn/y-te/10-nhom-doi-tuong-duoc-tiem-vaccine-covid-19-dau-tien-tai-viet-nam-882704.ldo

Theo Thùy Linh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Gần 420 triệu đồng ủng hộ xây Khu vực phòng chờ cho người nhà bệnh nhân

Gia Lai: Gần 420 triệu đồng ủng hộ xây Khu vực phòng chờ cho người nhà bệnh nhân

(GLO)- Tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai, qua hơn 2 tháng kêu gọi vận động đóng góp kinh phí xây dựng Khu vực phòng chờ cho người nhà bệnh nhân điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc-Thận nhân tạo, bệnh viện đã nhận được gần 420 triệu đồng từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân ủng hộ.

Chủ động phòng-chống sốt xuất huyết

Chủ động phòng-chống sốt xuất huyết

(GLO)- Gia Lai đang bước vào giai đoạn cao điểm của bệnh sốt xuất huyết. Trong tuần qua, toàn tỉnh ghi nhận thêm 19 ca mắc mới. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngành Y tế đã triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng phát trên diện rộng.

Loãng xương không còn là chuyện tuổi già, nguyên nhân do đâu?

Loãng xương không còn là chuyện tuổi già, nguyên nhân do đâu?

(GLO)- Loãng xương vốn được xem là căn bệnh của người cao tuổi nhưng hiện nay đang có xu hướng “trẻ hóa”. Không ít người trong độ tuổi 20-30 đã phải đối mặt với nguy cơ xương giòn, mật độ xương thấp do lối sống thiếu vận động, dinh dưỡng mất cân đối và thói quen lạm dụng đồ uống có gas, cà phê.

null