Sau vụ vỡ đê quai Thủy điện Ia Krêl 2: Mòn mỏi chờ bồi thường thiệt hại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Hễ gặp bất cứ cán bộ nào, bà con đều hỏi việc bồi thường thiệt hại sau vụ vỡ đê quai công trình Thủy điện Ia Krêl 2. Nếu chậm bồi thường thiệt hại thì lòng dân khó an”-ông Ngô Hữu Thiện-Chủ tịch UBND xã Ia Dom (huyện Đức Cơ) bày tỏ.

Nhiều diện tích cây mì bị bật gốc nằm la liệt sau vụ vỡ đê quai Thủy điện Ia Krêl 2. Ảnh: Minh Nguyễn
Nhiều diện tích cây mì bị bật gốc nằm la liệt sau vụ vỡ đê quai Thủy điện Ia Krêl 2.
Ảnh: Minh Nguyễn

Theo phương án của UBND huyện Đức Cơ về “Bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho các hộ dân gia đình, cá nhân do vỡ đê quai Thủy điện Ia Krêl 2” vào ngày 1-8-2014 thì: Gần 330 ha cây trồng các loại, 50 chòi rẫy... của 232 hộ, trong đó có 162 hộ là người dân tộc thiểu số tại chỗ ở xã Ia Dom và công nhân Đội 20-Công ty TNHH một thành viên 72 (Tổng Công ty 15) đã bị thiệt hại với tổng trị giá gần 6 tỷ đồng. Ngoài ra, vụ vỡ đê quai Thủy điện Ia Krêl 2 còn làm thiệt hại khoảng 3 tỷ đồng của Công ty TNHH một thành viên 72 (Tổng Công ty 15), Chi nhánh Điện lực Đức Cơ, Sở Giao thông-Vận tải... “Đến nay (ngày 9-10), đơn vị có trách nhiệm là Công ty cổ phần Công nghiệp và Thủy điện Bảo Long-Gia Lai vẫn chưa bồi thường nên người dân trong vùng rất bức xúc...”- ông Huỳnh Cân-Chánh văn phòng UBND huyện Đức Cơ cho biết.

Trong khi mỏi mệt chờ đợi sự bồi thường thiệt hại thì bà con các làng: Mook Đen 1, Mook Đen 2, Mook Trang, Mook Trêl, làng Ó, làng Bi, Ia Mú (xã Ia Dom) đã phát huy truyền thống tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau khắc phục hậu quả, tạm ổn định cuộc sống. Ngoài sự giúp đỡ của cộng đồng, nhiều gia đình bị thiệt hại nặng còn được các cấp, các ban ngành và chùa Quảng Đức (quận 3, TP. Hồ Chí Minh) đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ về vật chất. Ông Ksor Quýt-Phó trưởng Công an xã Ia Dom bộc bạch: “Còn rất nhiều hộ bị trôi mất nhà rẫy, các phương tiện lao động, đồ dùng sinh hoạt, lúa... chưa được hỗ trợ. Nhà ông Rơ Mah Jip ở gần rẫy nhà mình bị trôi mất chòi rẫy, 1 ha lúa, 2 ha mì, nhiều cây cối... chưa được hỗ trợ. Dân làng mình đã giúp đỡ làm nhà tạm tại nương rẫy cho gia đình Rơ mah Jip”.

Trước tình hình trên, thiết nghĩ lãnh đạo các cấp cần quyết liệt chỉ đạo chủ đầu tư bồi thường kịp thời và thỏa đáng cho dân...

Hoàng Cư

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.