Đắk Lắk: Lâm tặc mở 'đại công trường' trong rừng M'Drắk

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Huyện M'Drắk là huyện xa nhất của tỉnh Đắk Lắk, nơi tiếp giáp với các tỉnh Gia Lai, Phú Yên và Khánh Hòa, là nơi có đường giao thông chiến lược Hồ Chí Minh chạy qua. Đây cũng là huyện có diện tích rừng tự nhiên lớn nên các đối tượng khai thác gỗ trái pháp luật luôn lộng hành.



Đại “công trường’’ của lâm tặc trên rừng

Sau hơn 1 ngày lặn lội vào rừng chúng tôi đã quay trở ra được với bìa rừng, nơi đảm bảo cho anh em thấy mình đã an toàn trở về, hành trang mang về là những chứng kiến đau xót về “máu rừng” vẫn chảy thật nhiều.

Trước đó vào những ngày 21, 22, 23/10/2018, sau khi nhận được thông tin chúng tôi đã về địa bàn của huyện nghèo M’Drắk, dò la thông tin về những cánh rừng bị xẻ thịt men theo đường Tỉnh lộ 693 đường cắt ngang với tuyến đường Trường Sơn huyền thoại để rẽ theo hướng đi vào xã Cư Prao, đến địa bàn thôn 6 xã Cư Prao có một con đường độc nhất chạy vào rừng (mà sau đó Hạt kiểm lâm M’Drắk xác nhận là thuộc lâm phần của xã Ea Lai).

Nhiều vết xe lớn còn hằn sâu trên mặt đường, từ con đường này đi vào đến bìa rừng chỉ khoảng hơn 2 km, bắt đầu từ bìa rừng là con đường rất dốc, trơn trượt nhưng bằng quyết tâm phải đi tới cùng sự thật nên những chiếc xe bọc Sên cam của chúng tôi vẫn lầm lì đi tới.

Có đoạn xe và người cùng cuốc bộ làm bạn với nhau, dọc đường đi chúng tôi luôn có những bạn đồng hành đó là những người dân vào rừng đi bẫy thú, hái măng...

Trời như chẳng phụ công người trong hành trình chừng 11 km vào rừng, trước mắt chúng tôi có rất nhiều lối rẽ vào hai bên, lựa chọn một lối đi có vết xe mới vào chúng tôi đi và quả nhiên dọc theo đường chính là vô số đường xương cá rẽ vào trong.

 

 Cây rừng bị đốn hạ và xẻ ra hộp ngay trên đường vào.
Cây rừng bị đốn hạ và xẻ ra hộp ngay trên đường vào.



Đi đến đâu chúng tôi cũng chứng kiến đau xót về cây rừng bị triệt hạ, những cây có đường kính từ 50cm đến 1 m trở lên đã bị đốn hạ không thương tiếc, nhiều cây nhựa tươi vẫn còn ứa ra chưa khô, có những cây gốc đã cũ bị cưa thời gian trước đó.

Nói như người dân nơi đây chia sẻ, giờ mấy đứa chuyên về rừng ở đây khôn lắm “nó chỉ cắt tỉa những cây to có thể dùng cho đóng đồ và bán thôi, còn những cây nhỏ chừa lại để mai này lớn hơn sẻ cưa tiếp, chỗ nào khó đi xẻ ra dùng trâu đực to kéo ra đường chính sau đó lấy xe độ chế chở ra”.

Cứ vậy tiếp tục đi sâu thêm chừng 2-3 km nữa những cây gỗ lớn đều bị cắt chỉ còn trơ gốc, phần thân đa số đã bị xẻ thành hộp và chở đi.

Còn những cây lớn đã hạ thì bị đánh dấu với rất nhiều tên khác nhau. Theo chia sẻ của một số anh em người địa phương đi theo đoàn mặc dù đã bị hạ chưa chở ra được nhưng đó là những cây đã có chủ, họ hạ xuống để mai mốt chở về tập trung cho mấy đầu nậu lớn ở thị trấn, ở những cánh rừng này không phải chỉ có 1 người làm mà rất nhiều người vào đây làm gỗ, nhiều lúc cảm thấy ở rừng làm việc còn đông vui hơn ở nhà.


 

Một gốc cây to mới bị đốn hạ trước mắt chúng tôi như chứng minh mmột điều ''Máu rừng



Chúng tôi tiếp tục đi trên những con dốc đứng mà xe máy không độ chế không thể lên được, đang vất vả với con ngựa sắt của mình thì bất chợt có một chiếc xe công nông đang ì ạch bò ra từ trong rừng.

Lúc này cả nhóm vội tấp xe và nép vào trong để theo dõi, chiếc xe chở 4 hộp gỗ vuông ước chừng 50 cm, chiều dài chừng 3,5 m. Tiếng xe xuống dốc nổ ròn tan và thanh thản tiến ra bìa rừng trước những con mắt tròn xoe vì kinh ngạc của cả nhóm.

Đi sâu hơn so với bìa rừng chừng 15 km trước mắt chúng tôi quả là một đại công trường của những người khai thác gỗ trái phép, nào là lán trú ngụ, nồi cơm và các da vị nấu ăn, cưa lốc, những chiếc xe công nông như những quái vật muốn nuốt chửng cả khu rừng vào bụng nó để đưa gỗ về xuôi.

Bên phía chỗ chúng tôi ẩn nấp là tiếng cưa xẻ kêu đều đều, tiếng cây rừng ngã xuống nhanh gọn làm chúng tôi đã xót xa lại càng xót xa thêm.

Chiều tối khoãng 18 giờ những cây gỗ vừa đổ xuống liền được cho trâu kéo ra nơi tập kết, và sau đó tan vào màn đêm là chiến lợi phẩm đã được cắt thành từng hộp và chở ra khỏi bìa rừng.

Trong hành trình hơn 15 km vào rừng từ 4 giờ sáng đến 20 giờ là chuyến đi đầy thử thách, gian nan, nhưng sau tất cả thành quả của chúng tôi là một sự thật đầy đau lòng về những cánh rừng nơi đây đang hàng ngày bị xẻ thịt không thương tiếc.

Trong 3 ngày tác nghiệp trong mắt chúng tôi chỉ thấy những người khai thác gỗ, bẫy thú, hái măng vào rừng hoạt động công khai nhưng tuyệt nhiên chẳng thấy lực lượng chức năng nào của huyện, của Hạt kiểm lâm vào để ngăn chăn xử lý cả, cứ như rừng đã được mua bởi những người khai thác gỗ trái phép nơi đây vậy?

PV báo chỗ khai thác rừng cho kiểm lâm và sự thật được phơi bày

Đem những vấn đề và bằng chứng mà chúng tôi vừa thu thập được, sáng 27/10 chúng tôi đến Hạt Kiểm lâm M’Drắk để đăng ký làm việc và thông báo tình trạng cấp bách trên, lúc này Hạt trưởng đã cử ông Nguyễn Văn Quang-Hạt phó, 2 kiểm lâm viên và 1 kiểm lâm địa bàn, xã ...cử 1 công an viên, Ban quản lý rừng Núi Vọng Phu cử 2 cán bộ cùng với chúng tôi vào rừng (tổng cộng 7 kiểm lâm), theo chân chúng tôi đoàn đã tiếp cận khu rừng và chứng kiến sau đó ông Nguyễn Văn Quang đã xác nhận sự việc ngay tại chỗ khu rừng bị phá.


 

Ông Nguyễn Văn Quang - Hạt phó hạt kểm lâm M'Drắk đã đi cùng PV và xác nhận vụ việc.
Ông Nguyễn Văn Quang-Hạt phó hạt kểm lâm M'Drắk đã đi cùng PV và xác nhận vụ việc.



Trao đổi với chúng tôi tại trụ sở Hạt kiểm lâm, ông Quang cho biết: “Tôi xác nhận chuyện khu rừng này bị phá nhiều, có nhiều cây đã bị phá từ lâu và những cây mới, nhưng chủ yếu là do dân trên địa bàn vào rừng lấy củi về đun, còn những người vào rừng khai thác gỗ là có như anh em phản ánh nhưng do thời gian này Hạt đang luân chuyển cán bộ là kiểm lâm địa bàn nên anh mới về chưa nắm rõ được địa bàn".

Trước câu hỏi về việc đường vào rừng nơi đây chỉ có một con đường duy nhất để ra vào sao kiểm lâm địa bàn không chốt chặn và báo cáo tăng cường, trong khi đó xe lớn vào rừng chở gỗ ra, nhiều người vào rừng lẽ nào kiểm lâm không biết trong khi đó PV lại biết đến khi dẫn đến nơi thì Hạt mới biết?

Lúc này ông Quang nói sẻ báo cáo với Hạt trưởng và sẻ làm tham mưu cho huyện về vấn đề này”.

Cũng theo ông Quang vị trí khu gỗ bị triệt hạ nhiều, thuộc Khoảnh 8, Lô 3, Thửa 29 thuộc quyền quản lý của UBND xã Ea Lai.

Mà theo Văn bản số 589/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành ngày 15 tháng 3 năm 2017 do Phó chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng ký thì trách nhiệm thuộc Chủ tịch UBND xã Ea Lai.


 

Đây được xác định là Khoảnh 8, lô 3, thửa 29 thuộc lâm phần của xã Ea Lai quản lý.
Đây được xác định là Khoảnh 8, lô 3, thửa 29 thuộc lâm phần của xã Ea Lai quản lý.



Cũng trong buổi làm việc chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Y Lốp Niê-Chánh Văn phòng UBND huyện M’Drắk, ông cho biết: “Tôi xin thay mặt lãnh đạo huyện cảm ơn những thông tin bổ ích của các P.V, ngay trong chiều nay tôi sẻ báo cáo, tham mưu với Chủ tịch huyện và sẻ có biện pháp xử lý tình trạng này. Còn những cán bộ xã, kiểm lâm có liên quan thì tôi sẻ đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật”.

Ngọc Anh - Thế Hùng - Văn Tân (PL+)

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

Ngọn đồi A1 giờ đã ngủ yên dưới tán lá xanh ngát của những cây nhãn, vải, tếch, phượng đỏ, tùng, thông, đa, tre… và điểm xuyết thêm màu trắng tinh khôi của hoa ban. Du khách đến đây, ai cũng dừng lại hồi lâu trước dòng chữ “A1: bùn - máu và hoa” được đặt trang trọng trên đỉnh đồi.
Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.