Bầu Kiểm làng Nghiêm Xá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

20 năm trước, là một người lính xuất ngũ trở về quê, ông Dương Khắc Kiểm từng làm Phó ban Thể thao của xã Nghiêm Xuyên. Khi đó, xã có ý định mở giải thể thao, ông được giao nhiệm vụ tổ chức và nghĩ ra môn thể thao nào phải vừa hào hứng lại vừa văn minh. “Tôi đã nghĩ ngay đến bóng đá nữ, cái ý tưởng mà tôi đã ấp ủ từ nhiều năm trước”, ông Kiểm nhớ lại.
 

Cứ khoảng 15 giờ chiều hàng ngày, ông Kiểm lại đóng các đồ đạc cần thiết như cờ, giày thể thao vào chiếc thùng sắt, buộc chục quả bóng vào đầu xe đạp ra sân để huấn luyện đội bóng đá nữ của làng Nghiêm Xá.
Cứ khoảng 15 giờ chiều hàng ngày, ông Kiểm lại đóng các đồ đạc cần thiết như cờ, giày thể thao vào chiếc thùng sắt, buộc chục quả bóng vào đầu xe đạp ra sân để huấn luyện đội bóng đá nữ của làng Nghiêm Xá.

Thế rồi xã cũng đã đồng ý cho ông thành lập ra hai đội bóng mang tên gọi Thanh Xuân và Tuổi Trẻ để phục vụ cho giải thể thao của xã, với sự tham gia của 30 em gái có tuổi từ 13 đến 20. Kỷ niệm về những ngày đầu thành lập đội bóng ông Kiểm nhớ mãi không quên: “Cách đây 20 năm, dân làng ăn còn chưa no nói gì đến thể thao, bóng đá. Tôi phải đến tận nhà các em vận động. Mưa dầm thấm lâu, hai năm sau thì xã cũng đã hình thành được hai đội bóng đá nữ”.

Từ đó “bầu Kiểm” trở thành huấn luyện viên không công và duy trì đội bóng đá nữ xã Nghiêm Xuyên cho tới tận hôm nay. Hình ảnh ông già với vầng trán cao, dáng người nhỏ bé, nước da đen sạm và mái đầu bạc phơ hàng ngày vẫn cùng đám cháu gái trong làng ra sân tập bóng không còn xa lạ đối với người dân làng Nghiêm Xá. Có những gia đình ông Kiểm dạy cách đá bóng từ thế hệ mẹ đến con.

 

Ông tự tay căng lưới, chuẩn bị các đồ dùng, dụng cụ tập luyện cho các cháu.
 

Khác với bóng đá nam, thầy Kiểm luôn quan tâm, theo sát và chỉ bảo cặn kẽ từng chi tiết, kỹ năng cho các cháu để tránh xảy ra những chấn thương không đáng có.
 

Khi các cháu đã quen dần với trái bóng, bầu Kiểm sẽ hướng dẫn thêm nhiều kỹ năng khó.
 

Sau một thời gian theo thầy Kiểm học chơi bóng, chân sút Tạ Phương Thuỷ đã thực hiện khá thuần thục kỹ năng sút bóng cầu môn.
 

Các cô gái làng Nghiêm Xá say sưa với trái bóng tròn và sân cỏ.
 

Sau khi huấn luyện những kỹ năng cơ bản, bầu Kiểm chia đội bóng làm 2 phe đá đối kháng.

Thông Thiện/laodong

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

Ngọn đồi A1 giờ đã ngủ yên dưới tán lá xanh ngát của những cây nhãn, vải, tếch, phượng đỏ, tùng, thông, đa, tre… và điểm xuyết thêm màu trắng tinh khôi của hoa ban. Du khách đến đây, ai cũng dừng lại hồi lâu trước dòng chữ “A1: bùn - máu và hoa” được đặt trang trọng trên đỉnh đồi.
Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.