Kỳ thú chuyện săn ong giống ở xứ Nghệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi tiết trời chớm lạnh cũng là lúc mùa săn ong ở các huyện miền Tây bắt đầu.  Với nhiều người, nghề này không chỉ là một nghề kiếm sống mà còn là một thú vui.
 

Những ngày này, khắp các huyện miền núi nhộn nhịp người đi săn ong làm giống. Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông… là những địa phương có nhiều người đến săn ong mật nhất.
 

Hai vật bất li thân của người đi săn ong là vợt và ống mồi. Vợt được may từ màn tuyn có cán cầm và sào chắp. Ống mồi là một ống gỗ cong khoét rỗng dài khoảng 0,7m, đường kính từ 0,2 - 0,25 m.
 

Từ tháng 9 âm lịch trở đi, khi trời vào Đông, ong mật sẽ di chuyển từ núi cao xuống chân núi và các vùng thấp hơn để tránh rét. Dịp này những người nuôi ong, mê ong sẽ mang ống đi săn. Họ thường đến các vách đá, bãi gỗ… để bắt ong thăm - con ong làm nhiệm vụ tìm chỗ trú cho đàn.
 

Những người đi săn ong ở Nam Đàn, Thanh Chương đang chờ ong thăm giữa bãi gỗ lớn ở xã biên giới Thanh Thủy (Thanh Chương).
 

Khi phát hiện vị trí nào có ong thăm về tìm tổ, người đi săn lập tức đưa ống mồi đến treo khắp các hàng cây, các bờ rào, bờ tường. Họ cố gắng bắt cho được 1 con ong thăm bỏ vào ống mồi của mình, rồi chờ đợi quá trình thăm ống của ong.
 

Nếu ống mồi của ai đó, có nhiều ong thăm về, tức tốc sẽ có nhiều người đến bắt ong thăm chia sẻ. Chuyện bắt ong thăm cũng gây ra không ít phiền toái, tranh chấp giữa các nhóm, đoàn săn ong.
 

Khi bắt được 1 con ong thăm, họ nhẹ nhàng cho con ong này vào tổ, bít lại trong chốc lát rồi mở ra và theo dõi. Nếu ong vào tổ lâu, lúc bay đi còn kéo thêm một hay nhiều con ong khác đến, thì ống mồi đó có khả năng sẽ là nơi trú ngụ của đàn ong.
 

Thời gian ong thăm ống kéo dài hàng tiếng đồng hồ, có khi mấy ngày sau ong mới kéo về. Người đi săn ong đòi hỏi phải có tính kiên trì, chịu khó, lẫn sự say mê, nhiều lúc quên ăn, quên ngủ.
 

Ông Phạm Văn An (61 tuổi) - một người săn ong lâu năm ở xóm 12, xã Nam Giang (Nam Đàn) cho biết: Ong chỉ có một đàn, nhưng có hàng chục, hàng trăm ống mồi đem đến, cuối cùng thì ong cũng chỉ chọn lấy một ống tốt nhất để “đổ bộ” mà thôi. Đi săn ong giống, chẳng khác nào đấu trường 100, kết thúc cuộc chơi chỉ có 1 người thắng cuộc, còn lại về không”.
 

Sau khi bầy ong vào hết trong ống mồi, người săn ong nút lỗ cẩn thận rồi mang về nhà san sang ống nuôi. Việc ong có gắn bó với ống nuôi hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hiện nay, có người đi săn ong để nuôi, có người săn ong về để bán. Với nhiều người, săn ong - nuôi ong không chỉ là một công việc, một nghề, mà còn là một thú vui.

Huy Thư/baonghean

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

Ngọn đồi A1 giờ đã ngủ yên dưới tán lá xanh ngát của những cây nhãn, vải, tếch, phượng đỏ, tùng, thông, đa, tre… và điểm xuyết thêm màu trắng tinh khôi của hoa ban. Du khách đến đây, ai cũng dừng lại hồi lâu trước dòng chữ “A1: bùn - máu và hoa” được đặt trang trọng trên đỉnh đồi.
Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.