Kỳ 2: Hệ lụy từ việc mất rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Tây Nguyên không thiếu nước”-đó là khẳng định của chuyên gia và các nhà khoa học. Vậy nước đi về đâu? Ngoài những yếu tố khách quan về địa hình thì sự tác động của con người được xác định là nguyên nhân chính yếu. Trong đó, việc rừng bị tàn phá đã khiến nguồn nước ngầm ngày càng cạn kiệt.

 
Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (tháng 12-2015), trong 7 năm qua, Tây Nguyên mất gần 360.000 ha rừng. Một thống kê khác cũng cho thấy, 30 năm qua, 1/3 diện tích rừng ở Tây Nguyên đã bị tàn phá với hơn 1,5 triệu ha khiến độ che phủ suy giảm, mất đi khả năng giữ nước.

Tụt 3-5 mét nước ngầm mỗi năm

 

Dự án chuyển đổi rừng trồng cao su đã lấy đi hơn 117 ngàn ha rừng của Tây Nguyên. Ảnh: Minh Triều
Dự án chuyển đổi rừng trồng cao su đã lấy đi hơn 117 ngàn ha rừng của Tây Nguyên. Ảnh: Minh Triều

Thời điểm này, Tây Nguyên đang vào cao điểm mùa mưa. Thế nhưng đáng nói là tình trạng khô hạn lại đang diễn ra gay gắt ở một số địa phương khiến người dân phải tiếp tục lo chống hạn cho cây trồng. Những ngày vừa qua, gia đình ông Y Den Bya (buôn M’Luych A, xã Krông Jing, huyện M’Đrak, tỉnh Đak Lak) phải chạy đôn chạy đáo thuê người khoan giếng. Ông Y Den cho biết, giếng sâu 20 mét của nhà ông trước đây chưa bao giờ bị cạn. Vậy mà năm nay, giếng không còn giọt nước nào. Điều này cho thấy một thực trạng đáng báo động: Không chỉ có nước bề mặt mà lượng nước dự trữ dưới các mạch nước ngầm hiện cũng đang cạn kiệt.
 

Tháng 6-2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên, không chuyển 2,25 triệu ha rừng tự nhiên còn lại sang mục đích khác, kể cả các dự án đã phê duyệt mà chưa triển khai. Thủ tướng cũng yêu cầu dừng cấp phép các công trình thủy điện liên quan đến lấn chiếm đất rừng và rừng, buộc chủ dự án trồng rừng thay thế, kiên quyết thu hồi giấy phép nếu chủ dự án không trồng rừng thay thế.

Số liệu từ dự án tổng điều tra kiểm kê rừng toàn quốc năm 2015 cho thấy, trung bình mỗi năm cả nước mất đi 0,7% độ che phủ rừng. Giai đoạn 1992-2000, diện tích rừng bị giảm mạnh, trung bình mỗi năm giảm đến 50.000 ha. Đặc biệt, giai đoạn 2011-2015, diện tích rừng giảm sâu đến 54.000 ha/năm. Đây chính là lo ngại của Tiến sĩ Nguyễn Huy Dũng-Phó Viện trưởng Viện Điều tra và Quy hoạch rừng (Bộ Nông nghiệp và PTNT), bởi: “Thảm rừng bị suy giảm dẫn đến khả năng phòng hộ môi trường, điều tiết nước không còn. Mất rừng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khô hạn, lũ lụt bất thường đã và đang xảy ra ở Tây Nguyên hiện nay”.

Tiến sĩ Dũng cho biết thêm: Rừng tự nhiên đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với nguồn sinh thủy trong khu vực, tuy nhiên, đây lại là đối tượng bị khai thác nhiều nhất. Diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh vào giai đoạn 2010-2015, có năm Tây Nguyên mất khoảng 92.000 ha. Đáng chú ý là diện tích rừng bị chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất rừng sang trồng cao su và các loại cây công nghiệp, nông nghiệp khác… chủ yếu là rừng lá rộng thường xanh, vì đất màu mỡ dễ canh tác, trong khi chính kiểu rừng này lại đóng vai trò quan trọng nhất đối với việc điều tiết nguồn sinh thủy Tây Nguyên. Diện tích rừng suy giảm, nguồn sinh thủy suy giảm dẫn đến giảm lượng mưa cung cấp nước cho hệ thống hồ trên toàn vùng. Dòng chảy bề mặt tăng lên, mực nước ngầm giảm, từ đó không đảm bảo nguồn nước cung cấp cho các sông suối, ao hồ, nhất là vào mùa khô.

Theo kết quả nghiên cứu của Chương trình cảnh quan bền vững của Tổ chức IDH (Hà Lan), khoảng 5 năm trở lại đây, mực nước ngầm ở Tây Nguyên mỗi năm tụt xuống 3-5 mét, trữ lượng nước giảm từ 30% đến 35%.

Bài học đắt giá từ cao su

 

Mất rừng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô hạn.                           Ảnh: Minh Hoàng
Mất rừng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô hạn. Ảnh: Minh Hoàng

Có nhiều nguyên nhân làm giảm diện tích rừng và chất lượng rừng ở Tây Nguyên, nhưng nguyên nhân chủ yếu được nhận định là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Kết quả điều tra, đánh giá của Viện Điều tra và Quy hoạch rừng (giai đoạn 2006-2012) cho thấy, Tây Nguyên đã chuyển đổi hơn 154.000 ha rừng cho 745 dự án. Trong đó, theo phân tích của Tiến sĩ Nguyễn Huy Dũng, 120 dự án chuyển đổi rừng trồng cao su đã lấy đi hơn 117 ngàn ha rừng. Như vậy, “thủ phạm” lớn nhất khiến rừng Tây Nguyên mất dần chính là các dự án chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su.

Tỉnh Gia Lai hiện có 44 dự án trồng cao su trên đất rừng tự nhiên nghèo. 17 doanh nghiệp đã thuê đất trồng cao su trên địa bàn 5 huyện: Chư Prông, Chư Pưh, Đức Cơ, Ia Pa và Ia Grai với diện tích 32.555,6 ha (trên tổng chỉ tiêu 50.000 ha). Đến nay các doanh nghiệp đã trồng 25.547,4 ha cao su, còn 7.008 ha diện tích đất khai hoang chưa trồng. Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả giám sát của HĐND tỉnh Gia Lai (tại kỳ họp thứ 9, khóa X, nhiệm kỳ 2011-2016), việc triển khai dự án đến nay chưa đạt được hiệu quả về kinh tế-xã hội; một số diện tích để xảy ra tình trạng tranh chấp đất giữa doanh nghiệp và người dân; nhiều doanh nghiệp tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phá vỡ quy hoạch.

Tại Hội thảo an ninh nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên tổ chức tại Gia Lai vào tháng 7-2016, nhà văn Nguyên Ngọc-người đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của Tây Nguyên, khẳng định: “Việc trồng cao su tràn lan là một trong những nguyên nhân phá rừng nghiêm trọng. Quyết định cho phép chuyển rừng nghèo sang trồng cao su đã tạo cơ hội cho một đợt phá rừng dữ dội nhất ở Tây Nguyên”.

 

Ngoài ra, theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tình trạng phá rừng cũng là hệ lụy của vấn đề di dân tự do và bởi vì công tác quản lý bảo vệ rừng còn yếu kém. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, bình quân mỗi năm có trên dưới 2.000 hộ di cư tự do, đa số từ Tây Bắc vào khu vực Tây Nguyên. Họ chưa được bố trí ổn định cuộc sống và luôn trong tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất rừng, phá rừng, mua bán đất trái phép và tranh chấp đất đai...

Minh Triều-Hồng Thi

Tiến sĩ Nguyễn Huy Dũng-Phó Viện trưởng Viện Điều tra và Quy hoạch rừng (Bộ Nông nghiệp và PTNT): Các tỉnh Tây Nguyên đang tích cực trồng rừng, tuy nhiên rừng trồng với các loài cây mọc nhanh, đơn loài, đơn tầng thì không có khả năng giữ nước. Do vậy, cần bảo vệ diện tích rừng tự nhiên còn lại, tăng cường trồng rừng nguyên liệu, rừng gỗ lớn; giao đất, giao rừng cho người dân và cộng đồng quản lý, bảo vệ. Bởi có giữ được rừng thì mới giữ được nước.

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

Ngọn đồi A1 giờ đã ngủ yên dưới tán lá xanh ngát của những cây nhãn, vải, tếch, phượng đỏ, tùng, thông, đa, tre… và điểm xuyết thêm màu trắng tinh khôi của hoa ban. Du khách đến đây, ai cũng dừng lại hồi lâu trước dòng chữ “A1: bùn - máu và hoa” được đặt trang trọng trên đỉnh đồi.
Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.