Nơi độc nhất ở Sài Gòn người ta chỉ nói giọng Quảng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Tôi rất thích đi chợ Bà Hoa vì thấy gần gũi như đi đến một ngôi chợ miền Trung. Với người xa quê, khi thưởng thức một món ăn còn có nghĩa là "ăn nỗi nhớ", quay trở lại kỷ niệm ấu thơ…”.
 

Có một nơi ở Sài Gòn người ta sẽ chỉ nghe giọng người xứ Quảng Nam.
Có một nơi ở Sài Gòn người ta sẽ chỉ nghe giọng người xứ Quảng Nam.

Chợ Bà Hoa (đường Trần Mai Ninh, quận Tân Bình, TP. HCM) được biết đến là chợ Quảng Nam giữa lòng thành phố, nơi đây là địa chỉ quen thuộc của người miền Trung nói chung khi muốn thưởng thức hương vị quê hương.
 

Nói đến xứ Quảng nói riêng và miền Trung nói chung, sẽ rất thiếu sót nếu không nhắc đến mắm: mắm ruốc, mắm cái, mắm cà, mắm cá nục…
Nói đến xứ Quảng nói riêng và miền Trung nói chung, sẽ rất thiếu sót nếu không nhắc đến mắm: mắm ruốc, mắm cái, mắm cà, mắm cá nục…

Ông Trần Nhã Thụy cũng cho biết thêm, khu chợ này trước đây của giáo xứ Đắc Lộ, có khung cảnh như một vùng nông thôn.
 

Hàng quán ở chợ tuy nhỏ nhưng đầy đủ và đa dạng các loại đặc sản.
Hàng quán ở chợ tuy nhỏ nhưng đầy đủ và đa dạng các loại đặc sản.

Những năm 1990, vùng này vẫn còn thưa vắng người, đất đai còn nhiều. Bà Hoa là người miền Nam, không có ý định phát triển một ngôi chợ có tính ẩm thực miền Trung, nhưng do vùng Bảy Hiền vốn có nhiều người Quảng sinh sống nên dần hình thành nên cái chợ đặc thù xứ Quảng.
 

Những món ăn phần lớn được làm ngay tại chợ, còn những món hàng đều nhập từ miền Trung vào.
Những món ăn phần lớn được làm ngay tại chợ, còn những món hàng đều nhập từ miền Trung vào.

Nhà văn Trần Nhã Thụy (Quê Quảng Ngãi) cho biết: “Theo chỗ tôi được biết thì chợ Bà Hoa được đặt theo tên của người phụ nữ tên Hoa, người mua đất làm chợ. Thời gian lập chợ là khi nào thì chưa thấy ghi rõ, chỉ biết là có từ... lâu lắm. Chợ Bà Hoa còn có tên là chợ Linh Hoa, Linh là tên người chồng của bà Hoa. Nhưng nói chung vẫn gọi là chợ Bà Hoa, hay chợ làng dệt Bảy Hiền”.
 

Ở chợ không có cái sân si, chen chúc, náo nhiệt, mà đâu đó phảng phất những bình yên dung dị của những vùng quê miền Trung thân thuộc.
Ở chợ không có cái sân si, chen chúc, náo nhiệt, mà đâu đó phảng phất những bình yên dung dị của những vùng quê miền Trung thân thuộc.

Nay nơi đây đã thành một khu chợ tấp nập, chợ Bà Hoa đã sống cùng nhịp thở của thành phố nhưng vẫn giữ được chất riêng của mình.
 

Ở đây ngoài các sản vật xứ Quảng còn có một món đặc sản đó chính là... giọng Quảng không pha tạp.
Ở đây ngoài các sản vật xứ Quảng còn có một món đặc sản đó chính là... giọng Quảng không pha tạp.

Trần Nhã Thụy nói rằng: “Ở đây ngoài các sản vật xứ Quảng còn có một món đặc sản đó chính là... giọng Quảng không pha tạp. Bởi cộng đồng người Quảng ở đây khá đông, giao tiếp, làm ăn buôn bán toàn xài... ngoại ngữ xứ Quảng, nên có người ở đây 40-50 năm vẫn rặt ri giọng Quảng mà không hề lai giọng Sài Gòn.

“Tôi rất thích đi chợ Bà Hoa vì thấy gần gũi như đi đến một ngôi chợ miền Trung. Với người xa quê, khi thưởng thức một món ăn còn có nghĩa là "ăn nỗi nhớ", quay trở lại kỉ niệm ấu thơ… Hi vọng rằng dẫu mai này, xã hội có phát triển thế nào chăng nữa thì những ngôi chợ đặc thù làng quê này vẫn còn, không chỉ để lưu giữ những món ngon mà còn giữ lại cái tình quê mộc mạc nồng nàn”, Trần Nhã Thụy nói.

 

Với người xa quê, khi thưởng thức một món ăn còn có nghĩa là
Với người xa quê, khi thưởng thức một món ăn còn có nghĩa là "ăn nỗi nhớ", quay trở lại kỉ niệm ấu thơ…

Chắc hẳn rằng, không chỉ riêng Trần Nhã Thụy mà bất kì ai là người miền Trung khi đến đây cũng sẽ cảm thấy ấm lòng như đang đứng trên mảnh đất quê hương, còn người dân xứ khác sẽ tìm thấy nơi đây nhiều điều thú vị trong nếp ăn, nết ở của cộng đồng người Quảng.
 

Và như trước nay nó đã tồn tại, chợ bà Hoa vẫn luôn là địa chỉ độc đáo cho mọi người khi khám phá về Sài Gòn dễ thương.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

Ngọn đồi A1 giờ đã ngủ yên dưới tán lá xanh ngát của những cây nhãn, vải, tếch, phượng đỏ, tùng, thông, đa, tre… và điểm xuyết thêm màu trắng tinh khôi của hoa ban. Du khách đến đây, ai cũng dừng lại hồi lâu trước dòng chữ “A1: bùn - máu và hoa” được đặt trang trọng trên đỉnh đồi.
Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.