Độc đáo mộc bản kinh Phật cổ nhất thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tổ chức Kỷ lục châu Á và Liên minh Kỷ lục thế giới (Worldkings) mói đây đã vinh danh kho mộc bản kinh Phật chùa Bổ Đà (Việt Yên, Bắc Giang) là bản kinh Phật khắc trên gỗ thị cổ nhất thế giới. Chúng tôi đã tìm về ngôi chùa cổ Bổ Đà (Di tích Quốc gia đặc biệt) để chiêm ngưỡng và khám phá những điều độc đáo từ bộ kinh Phật trên.

1. Chùa Bổ Đà nằm bên sườn núi Phượng Hoàng, thuộc thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên. Chùa có nhiều tên gọi khác nhau như: chùa Bổ, chùa Quan Âm, Tứ Ân Tự… Chùa được xây dựng từ thế kỷ XI (triều Lý) khi Phật giáo đạt đến thịnh trị ở nước ta. Trải qua những cuộc chiến tranh liên miên đã khiến chùa bị tàn phá nặng nề. Phải đến thời vua Lê Dụ Tông (1705-1729), niên hiệu Bảo Thái thì chùa Bổ Đà mới được xây dựng lại và có hình hài như ngày nay.

Nhà sư Tự Tục Vinh, trụ trì chùa Bổ Đà cho biết: “Chùa Bổ Đà là 1 trong 2 ngôi chùa ở trấn Kinh Bắc xưa chịu ảnh hưởng trực tiếp của Thiền phái Lâm Tế (cùng với chùa Bảo Quang ở huyện Quế Võ - Bắc Ninh). Chính vì thế, từ nửa đầu thế kỷ 18, nhiều thiền sư, tăng ni của Thiền phái Lâm Tế đã chọn 2 ngôi chùa trên làm nơi yên nghỉ vĩnh hằng. Ngày nay vườn tháp ở chùa Bổ Đà vẫn còn nguyên vẹn và trở thành vườn tháp cổ lớn nhất trong các chùa ở Việt Nam”.

Từ khi sư tổ có tên tục là Phạm Kim Hưng viên tịch đến nay, sơn môn Bổ Đà đã xây dựng tất cả 99 ngôi tháp, mộ lớn nhỏ. Tàng chứa trong 99 ngôi tháp, mộ là xá lị, tro, cốt nhục thân của 1.217 nhà sư tu hành đắc đạo của dòng Lâm Tế khắp nơi trên cả nước.


2. Các vị tổ sư của chùa đã có ý tưởng khắc những bộ kinh Phật lên trên gỗ để lưu truyền cho muôn đời sau. Bộ kinh khắc ấy cũng sẽ được dùng làm phương tiện truyền dạy đạo Phật cho các môn đồ. Theo nhà sư Tự Tục Vinh, kho mộc bản kinh Phật ở đây được khắc từ năm 1740 đời vua Lê Cảnh Hưng. Trải qua gần 3 thế kỷ, kho mộc bản kinh Phật vẫn còn khá nguyên vẹn về số lượng, hình hài.


Tất cả những ván kinh ở đây đều được khắc, chạm trên chất liệu gỗ thị. Về số lượng ván kinh ở chùa Bổ Đà còn tồn tại đến ngày hôm nay ước khoảng trên 2.000 ván. Các ván kinh trong kho mộc bản chùa Bổ Đà được làm theo nhiều kích cỡ khác nhau và được khắc bằng cả chữ Hán, chữ Nôm và chữ Phạn.

Trải qua gần 3 thế kỷ, những hoa văn, chữ nổi trên ván kinh bằng gỗ thị vẫn còn rất sắc nét, không hề bị mối mọt. Không chỉ có văn tự bằng chữ khắc, mà những nghệ nhân rất tài hoa khi xưa đã chạm, khắc lên những ván gỗ các hình thù tinh xảo, điêu luyện.

 

Vườn mộ tháp cổ chùa Bổ Đà
Vườn mộ tháp cổ chùa Bổ Đà


3. Ra đời cùng thời kỳ, cứ ngỡ nội dung kho mộc bản kinh Phật ở chùa Bổ Đà sẽ giống chùa Vĩnh Nghiêm nhưng sự thật không phải vậy. Nhà sư Tự Tục Vinh giảng giải: “Nếu như bộ kinh ở Vĩnh Nghiêm thuộc trường phái Đại thừa và một số bản mang tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thì bộ kinh khắc ở Bổ Đà lại chủ yếu nói về Quan thế âm Bồ Tát và các giới. Trong đó, nội dung chính của những bản khắc ở đây là 3 bộ kinh: Lăng Nghiêm Chính Mạch, Yết Ma Hội Bản, Nam Hải Ký Quy”.

Một số nhà nghiên cứu ở Bảo Tàng Bắc Giang cho biết thêm, những ván kinh có khổ lớn ở chùa Bổ Đà còn in, khắc các sớ, điệp dùng vào việc tiến hành các nghi lễ trong nhà chùa hoặc để in áo cho các vị thiền sư, cao tăng.

Do ảnh hưởng của Thiền phái Lâm Tế nên các nhà sư đã cho khắc những bộ kinh để đi sâu nghiên cứu về thiền. Ngoài những giáo lý và tư tưởng của Phật giáo Ấn Độ, do đặc thù kinh được in ở Việt Nam, trong hoàn cảnh lịch sử của dân tộc nên nó cũng mang hơi hướng giáo lý Việt.

4. Hiểu được những giá trị Phật giáo và những điều thú vị từ kho mộc bản kinh Phật chùa Bổ Đà nên chúng tôi không khỏi băn khoăn rằng rồi đây nó sẽ được bảo quản ra sao. Nhà sư Tự Tục Vinh cho biết nếu cho những ván kinh ấy vào trong tủ, đóng lại mà không đạt tiêu chuẩn như ở chùa Vĩnh Nghiêm (Trí Yên, Yên Dũng) thì sẽ bị mối mọt và chóng hỏng hơn nên nhà chùa vẫn để nguyên hiện trạng như vậy. Nhưng để bảo quản kho mộc bản kinh quý hiếm này cũng cần có những phương pháp khoa học hơn.

Trong tổng thể chương trình bảo tồn, bảo tàng các di sản chung của tỉnh Bắc Giang cũng có tính đến kho mộc bản ở chùa Bổ Đà. Nhưng do hiện nay, việc quản lý được phân theo nhiều cấp và kinh phí hạn hẹp nên việc bảo quản kho mộc bản chùa Bổ Đà vẫn còn những hạn chế nhất định như chưa được kiểm kê, đánh giá chính xác niên đại, số lượng, nội dung nên cũng chưa có hướng bảo quản cụ thể.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.